Có một sự khác biệt sâu sắc giữa trải nghiệm cô đơn so với ở một mình. Sự khác biệt đó có thể là cứu cánh trong những thời gian cách ly.
Ảnh từ pexels.com
Làm thế nào chúng ta có thể một mình trong thời gian toàn cầu giãn cách xã hội mà không cảm thấy cô đơn? Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự cô đơn có một số tác động rất tiêu cực, nhưng dành thời gian một mình lại được chứng minh là có thừa tác động tích cực. Chính Chúa Giê-xu đã thường xuyên một mình. Tại sao? Trong văn hóa hiện đại của chúng ta, từ ‘đơn độc’ thường bị hiểu lầm. Chúng ta đã đánh mất sự thật đẹp đẽ đã được biết đến trong suốt lịch sử: dành thời gian ở một mình có sức mạnh siêu việt và là phương tiện để sự sáng tạo cá nhân, tìm kiếm giải pháp và những ý tưởng mới mạnh mẽ của chúng ta xuất hiện.
Chúng ta có thể dành thời gian này để dừng lại. Cách ly. Hủy bỏ tất cả những tiếng ồn bởi hàng ngàn ý kiến từ mạng xã hội trong tâm trí bạn. Tĩnh. Lặng. Một số người thấy đây là tự do. Đối với những người khác điều này có thể như địa ngục. Khi nói đến tâm hồn an yên, vấn đề là phải biết dùng khoảng trống bên trong tâm hồn sao cho sáng tạo và hiệu quả.
Khi chuẩn bị cho lễ Phục sinh, chúng ta nhớ đến cuộc sống tại thế gian của Chúa Giê-xu đã dẫn đến việc đóng đinh của Ngài. Tại sao Ngài chọn dành thời gian một mình? Chúa thường xuyên tách mình ra khỏi mọi người. Ngài rèn luyện sự yên tĩnh và tin tưởng. Nếu Chúa còn cần phải làm điều đó khi Ngài không sống trong thời kỳ kết nối internet 24/7, thì chúng ta cần thực hành thời gian một mình nhiều như thế nào?
Nhiều người phản đối việc ở một mình vì họ cảm thấy hoảng loạn và cô đơn. Các triệu chứng tiêu cực của sự cô đơn phát sinh từ nhận thức về ý nghĩa của “một mình”. Nếu chúng ta không có kinh nghiệm ở một mình, và điều này thường xảy ra vào ngày nay, chúng ta bắt đầu đánh đồng sự cô đơn và một mình. Điều này phản ánh sự nghèo nàn trong trải nghiệm của chúng ta. Nếu chúng ta không biết thỏa mãn khi ở một mình, chúng ta sẽ chỉ biết hoảng loạn trong cô đơn.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự cô đơn có một số tác động rất tiêu cực, nhưng dành thời gian một mình lại được chứng minh là có thừa tác động tích cực.
Ảnh từ pexels.com
“Dành thời gian một mình là một trạng thái của tâm trí và tấm lòng chứ không phải tình trạng vị trí. Một mình có thể được duy trì mọi lúc. Đám đông, hoặc không có đám đông, đều không ảnh hưởng đến sự ân cần nội tâm này” – theo Richard Foster trong “Celebration of Discipline” (tạm dịch: Sự Hân Hoan của Kỷ Luật) .
“Trong cuộc sống tất bật hàng ngày, chúng ta thường mất cảnh giác về những thiệt hại mà lối sống vội vã gây ra cho chúng ta…” – theo Carl Honore trong TED Talk, In Praise of Slowness (Tán Dương Sự Chậm Rãi)
Ngày nay, nhiều người không hội họp, hẹn hò trực tiếp hay dùng các phương tiện hàng ngày để có thể đến với nhau, vậy liệu chúng ta có thể cho phép mình thừa nhận rằng lối sống đó không phục vụ chúng ta tốt không? Chúng ta có thể thừa nhận rằng chúng ta đã vận hành với tốc độ không bền vững, mất khả năng và mong muốn yên tĩnh, cách ly và ở một mình? Sự thật là ít thì tốt hơn nhiều, những suy nghĩ sâu sắc đến khi chúng ta tự làm việc. Thế giới rất cần những khám phá của riêng bạn .
Nghiên cứu cho thấy rằng tự suy nghĩ có thể dẫn đến nhiều sáng tạo hơn. Động não theo nhóm không tạo ra những ý tưởng tốt nhất mà thay vào đó, những người làm việc một mình tạo ra số lượng lớn những suy nghĩ độc đáo và sáng tạo hơn.
Hãy tích cực học theo sự dẫn dắt của Chúa Giê-xu và thực hành sự đơn độc, biết rằng chúng ta không cần phải sợ hãi khi ở một mình vì Cha trên trời luôn ở bên chúng ta.
“Này, thì giờ sắp điểm, thật ra đã điểm rồi, các con sẽ bị tan lạc mỗi người một ngả và bỏ Ta lại một mình; nhưng Ta không đơn độc đâu vì Cha đang ở cùng Ta” (sách Giăng chương 16 câu 32).
Việc nói lời xin lỗi không phải là điều tự nhiên đối với bất cứ ai. Làm thế nào chúng ta có thể giúp con cái học được kỹ năng đối nhân xử thế thiết yếu này?
Ảnh từ lifehopeandtruth.com
– Calvin nói với Hobbes: “Mình áy náy vì đã trêu đùa Susie và làm bạn ấy bị tổn thương. Mình thấy mình sai khi làm điều ấy.” – Hobbes: “Thế thì cậu nên xin lỗi bạn ấy đi.” – Calvin suy nghĩ một lúc rồi nói: “Mình cứ hy vọng là có cách nào ít huỵch toẹt hơn cơ!”
(Bill Watterson, The Essential Calvin and Hobbes, 1988).
Chúng ta có thể cười trong bụng, nhưng điều này là đúng. Lời xin lỗi rõ ràng là điều chúng ta cần làm sau khi đã làm sai trái với ai đó, nhưng nếu đây là việc khó khăn đối với người lớn thì nó cũng có thể khó khăn đối với trẻ nhỏ nữa.
Lời xin lỗi: giải pháp cho những tổn thương trong mối quan hệ
Một lời xin lỗi chân thành là điều không thể thiếu để hòa giải và phục hồi một mối quan hệ. Nó có thể chữa lành những tổn thương, xóa tan cơn giận và hận thù, gỡ bỏ những rào cản về cảm xúc.
Thế nhưng, để lời xin lỗi đem lại hiệu quả như thế, nó không chỉ là câu “Xin lỗi!” ngắn gọn cho có. Theo quyển The Five Languages of Apology (Xin lỗi Sao Cho Đúng) của tác giả Gary Chapman và Jennifer Thomas, có năm yếu tố cơ bản (ngôn ngữ) trong một lời xin lỗi:
1. Bày tỏ sự hối tiếc—“Tôi xin lỗi.” 2. Nhận trách nhiệm—“Tôi đã sai.” 3. Sẵn sàng bù đắp—“Tôi có thể làm gì để khắc phục?” 4. Thật sự ăn năn—“Tôi sẽ cố gắng để không bao giờ lặp lại điều đó.” 5. Cầu xin sự tha thứ—“Bạn có tha thứ cho tôi không?”
Ảnh từ tiki.com
Bị bắt buộc phải xin lỗi?
Một trong những điều cốt yếu “về cách sống, điều cần làm và cách làm” từng được học ở trường mẫu giáo là “nói xin lỗi khi bạn làm tổn thương ai đó”.
Nhưng nhiều phụ huynh chúng ta biết rằng việc ra lệnh cho con xin lỗi không phải lúc nào cũng có được một lời xin lỗi thật lòng và chân thành. Vì vậy, làm thế nào để dạy trẻ nói xin lỗi thật lòng?
Bắt đầu từ việc làm gương
Tương tự như vô số điều khác trong nuôi dạy con cái, tấm gương của chúng ta là điều tối quan trọng. Nếu con chúng ta nghe thấy những lời bào chữa, biện hộ hoặc đổ lỗi cho người khác, sẽ càng khó để dạy các cháu về việc xin lỗi. Nhưng, nếu các cháu nghe chúng ta xin lỗi người bạn đời của mình, bà con, bạn bè, sẽ có nhiều khả năng trẻ học được cách xin lỗi hơn.
Đối diện với trọng trách nuôi dạy con cái, những người bất toàn như chúng ta chắc chắn sẽ có lúc cần xin lỗi con mình. Những lúc như thế, hãy chân thành nói xin lỗi con. Mặc dù điều này có vẻ như làm giảm cái uy của bạn trong mắt con cái, nhưng không phải như thế. Thật ra, các cháu có thể càng tôn trọng chúng ta hơn.
Chịu trách nhiệm
Việc dạy con biết chịu trách nhiệm cũng là điều quan trọng để giúp trẻ học cách xin lỗi. Theo bản năng, trẻ nhỏ thích lập công trong những điều tốt và tích cực mà mình làm được. Chúng ta có thể thường xuyên nghe từ “Con” từ miệng các cháu: “Con đánh răng xong rồi!”, “Con vẽ được hình này nè!” Nhưng trẻ lại tránh nhận trách nhiệm với điều sai – “Cái cốc sữa tự nhiên bị đổ ra đấy ạ!”, “Con không biết ai vẽ trên tường nữa!”
Chúng ta sẽ đem đến lợi ích rất lớn cho con khi dạy các cháu chịu trách nhiệm. Hãy dạy trẻ nói lại câu nói của các cháu bằng cách thêm từ “Con” vào. Ví dụ, thay vì nói “Cái bánh bị vỡ rồi” thì là “Con đã làm vỡ cái bánh rồi”. Làm điều này ngay cả trong những tình huống vô thưởng vô phạt, làm từ khi trẻ còn nhỏ, khi trẻ mới vừa tập nói thành câu. Điều đó sẽ giúp trẻ học cách chịu trách nhiệm cho lời nói và hành động của mình.
Chúng ta sẽ đem đến lợi ích rất lớn cho con khi dạy các cháu chịu trách nhiệm.
Điều chúng ta nói hay làm đều ảnh hưởng đến người khác
Ngoài việc chịu trách nhiệm với lời nói và hành động của mình, trẻ cần học biết rằng những điều các cháu nói hay làm đều ảnh hưởng đến người khác. Các cháu có thể làm mẹ mình hạnh phúc, làm anh chị mình buồn… Đây là điều quan trọng để giúp trẻ học cách đồng cảm và quan tâm đến người khác. Hãy dạy trẻ thường xuyên về “Quy tắc vàng”: “bất cứ điều gì các con muốn người ta làm cho mình, hãy làm điều đó cho họ” (sách Ma-thi-ơ chương 7 câu 12).
Rất quan trọng để trẻ học biết rằng cuộc sống đầy những nguyên tắc và luật lệ – đây không chỉ là bài học cho trẻ mà còn cho cả người lớn, cho tất cả mọi người! Ngoài Quy tắc vàng, hãy dạy trẻ về Mười điều răn mà Chúa ban cho chúng ta, về những nội quy trong gia đình, luật lệ ngoài xã hội.
Cũng cần dạy trẻ biết rằng các quy tắc là vì lợi ích của chúng ta. Ví dụ, khi đang lái xe, chúng ta phải tuân thủ luật giao thông để giữ an toàn cho tất cả mọi người. Nếu không tuân theo luật, những điều xấu có thể xảy ra (Ai đó có thể bị thương nếu chúng ta không dừng lại theo tín hiệu). Đảm bảo rằng các nội quy trong gia đình bạn được thực hiện cách liên tục, nhất quán và yêu thương.
Nói xin lỗi
Nếu chúng ta đã thiết lập một nền tảng đúng đắn – làm gương tốt, dạy trẻ chịu trách nhiệm về lời nói và hành động, dạy trẻ biết điều mình nói hay làm có thể làm tổn thương người khác – khi ấy, chúng ta có thể yêu cầu trẻ xin lỗi. Khi trẻ làm sai với anh chị em hoặc bạn mình, hãy giải thích rằng khi làm tổn thương ai đó, chúng ta cần nói “Xin lỗi”. Các cháu cũng sẽ nhanh chóng nhận ra rằng xin lỗi là cách để hòa giải với người khác.
Đồng thời, trẻ cũng có thể bắt đầu học biết rằng việc xin lỗi (ăn năn) là cần thiết khi chúng ta không vâng lời Chúa, để chúng ta có thể khôi phục mối liên hệ với Ngài.
Nuôi dạy con là một điều thách thức. Luôn có những bất đồng giữa các phụ huynh về việc đâu mới là cách kỷ luật con đúng. Thế thì đâu là nền tảng đúng đắn cho sự kỷ luật?
Ảnh từ pexels.com
Có rất nhiều tranh cãi mỗi khi nói đến trẻ em và sự kỷ luật. Kỷ luật có nhiều hình thức khác nhau, được thực hiện theo những cách khác nhau và xuất phát từ những động cơ khác nhau – một số đúng, một số không đúng.
Sự kỷ luật yêu thương luôn có chỗ đứng trong việc nuôi dạy trẻ. Khi được thực hành đúng đắn, nó sẽ giúp con bạn trở nên tự tin, độc lập và có thể tuân thủ theo những hướng dẫn, quy tắc của cha mẹ. Phụ huynh nên tìm ra cách kỷ luật tốt nhất và phù hợp nhất với con mình, đây là điều thách thức.
Công cụ đúng đắn cho một công việc đúng đắn
Điều quan trọng là phụ huynh chọn được hình thức kỷ luật phù hợp với con. Mọi trẻ đều học hỏi theo những cách khác nhau, vậy nên đối với sự kỷ luật, cũng là một công cụ để dạy dỗ, điều quan trọng là chúng ta biết cách sử dụng công cụ này để trẻ có thể hiểu.
Đôi khi, vấn đề là trẻ chỉ không hiểu những hướng dẫn và cần được chỉ dạy. Ví dụ, nếu quy tắc thường trực trong gia đình là mọi thứ đồ chơi đều phải được cất vào hộp sau khi chơi xong thì trẻ nên được giải thích về tầm quan trọng của quy định này. Phụ huynh có thể giải thích về tính nguy hiểm khi để đồ chơi nhỏ bừa bãi trên sàn nhà.
Cũng quan trọng để trẻ hiểu được hậu quả sẽ xảy ra khi không tuân theo hướng dẫn. Nếu hậu quả là không được chơi các món đồ chơi đó trong một ngày thì chúng ta cần đảm bảo thực hiện đúng như vậy, không nên thêm vào những hậu quả hay hình phạt khác. Sự nhất quán là điều then chốt đối với cả phụ huynh lẫn trẻ nhỏ.
Phụ huynh phải lưu ý là không được phạt trẻ trong cơn giận. Sự nóng giận không bao giờ là nền tảng tốt cho sự kỷ luật. Hãy nhớ rằng đôi khi trẻ cần được huấn luyện thêm hoặc làm mẫu để có thể hiểu được tầm quan trọng của quy định.
Phụ huynh cần tự hỏi bản thân: “Mình muốn con học được điều gì từ trải nghiệm này?” Cha mẹ nào cũng muốn con cái chịu trách nhiệm và giải trình về hành vi của mình, nhưng chính họ cũng phải sử dụng hình thức kỷ luật khôn ngoan và có trách nhiệm.
Ảnh từ pexels.com
Kỷ luật là một sự đầu tư
Có câu nói: “Dạy kiến thức mà không dạy đạo đức là đang tạo ra một mối nguy cho xã hội”.
Đôi khi, điều ý nghĩa nhất lại là điều thách thức nhất, và kỷ luật rơi vào thể loại này. Sự kỷ luật có thể là công cụ mà phụ huynh ít muốn dùng đến nhất, nhưng lại là thứ có thể dần dần đem lại kết quả mong muốn trong việc nuôi dạy con cái.
Khi phụ huynh đưa ra các nội quy trong gia đình và những quy tắc đạo đức đối với trẻ nhỏ thì cũng nên nói cho trẻ biết về vai trò của sự kỷ luật.
Kỷ luật là một sự đầu tư vì lợi ích của con cái chúng ta. Nếu chúng ta chần chừ hoặc không kỷ luật con thì đến lúc, chúng ta không nhìn thấy được kết quả mà mình mong muốn ở con. Những người chỉ ngồi chờ con cái họ đưa ra quyết định đúng đắn, trong khi lại không có sự kỷ luật con, thì có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả của việc con họ không biết thế nào là tinh thần trách nhiệm, sự giải trình và đạo đức.
Nếu bạn có từ hai con trở lên, khả năng ngôi nhà của bạn trở nên náo loạn sẽ càng tăng nếu không có sự kỷ luật đúng đắn. Dù đã đưa ra những nội quy và trẻ hoàn toàn hiểu rõ, sẽ có những lúc chúng ta bị thất vọng khi trẻ vẫn vi phạm. Điều quan trọng là phản ứng yêu thương nhưng kiên quyết của chúng ta trước những sai phạm của trẻ.
Đức Chúa Trời hoàn hảo của chúng ta vẫn dùng đến sự kỷ luật
Khi nói đến vấn đề kỷ luật, sẽ khôn ngoan khi học từ tấm gương của bậc Phụ Huynh vĩ đại và hoàn hảo nhất: Đức Chúa Trời. Khao khát của Cha Thiên Thượng là con cái Ngài sẽ trưởng thành và thịnh vượng. Kinh Thánh nói về điều này như sự kết quả. Chính vì tình yêu dành cho chúng ta nên Chúa không ngại dùng đến sự kỷ luật như một phương tiện để làm chúng ta phải chú ý và trở lại tập trung vâng lời Ngài.
Trước giả sách Châm Ngôn nhắc nhở: “Hỡi con ta, chớ khinh sự sửa phạt của Đức Chúa Trời, đừng buồn lòng khi Ngài quở trách. Vì Chúa yêu thương ai thì trách phạt nấy. Như một người cha đối với con trai yêu dấu của mình” (sách Châm Ngôn chương 3 câu 11–12; câu này được nhắc lại trong sách Hê-bơ-rơ chương 12 câu 5–6).
Ảnh từ pexels.com
Chúa không thích thú với việc kỷ luật chúng ta, nhưng Ngài đang nhìn về lợi ích tương lai của con cái Ngài (mọi phụ huynh cũng nên như thế). Ngài muốn điều tốt nhất cho con cái Ngài và sẵn sàng can thiệp để giúp chúng ta đạt đến tiềm năng lớn nhất của mình. Những phụ huynh tận tâm sẽ luôn ghi nhớ điều này và áp dụng hình thức kỷ luật cần thiết với con, cho dù họ không muốn. Khao khát muốn giúp đỡ và phục vụ con cái nên lớn hơn bất kỳ sự chần chừ nào phụ huynh đang cảm thấy.
Chúa biết việc kỷ luật và sửa dạy con cái khó khăn với cha mẹ tương tự như với đứa trẻ. Kinh Thánh chép: “Tất cả sự sửa phạt lúc này dường như chỉ làm cho đau đớn chứ không phải là vui mừng,nhưng về sau sinh ra bông trái công chính và bình an cho những người đã chịu luyện tập như vậy” (sách Hê-bơ-rơ chương 12 câu 11).
Chúng ta đã nói rằng kỷ luật như một sự đầu tư, Kinh Thánh cũng xác nhận điều này qua việc nói rằng nó mang lại hành vi mong muốn trong tương lai. Sự nhất quán là điều thiết yếu khi thực hành sự kỷ luật. Theo Bob Lancer, tác giả của quyển Parenting With Love, Without Anger or Stress (tạm dịch: Nuôi dạy con bằng tình yêu, không phải bằng sự nóng giận hay căng thẳng), trẻ có thể học chịu trách nhiệm từ khi còn nhỏ và phụ huynh nên có sự kỳ vọng vui mừng này.
Sự thay đổi đáng kinh ngạc
Các bậc cha mẹ được khuyên rằng: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, để khi trở về già, nó cũng không lìa khỏi đó” (sách Châm Ngôn chương 22 câu 6). Có một niềm thỏa mãn lớn lao khi, sau nhiều năm tháng dạy dỗ, hướng dẫn, bao gồm cả việc kỷ luật, một đứa trẻ bắt đầu dầm thấm những điều được dạy và thể hiện trong nếp sống của mình mà không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ.
Khi con cái chúng ta biết tự đánh giá hành động của mình đúng-sai, tốt-xấu, các cháu đang sử dụng công cụ đánh giá đã được truyền từ cha mẹ. Những trẻ được dạy dỗ và kỷ luật đúng đắn sẽ có được một nền tảng vững chắc mỗi khi đối diện với thách thức trong cuộc sống và không bị áp đảo. Các cháu sẽ vận dụng những gì mình được dạy và thực hành theo suốt đời.
Khi có con cái, trách nhiệm của chúng ta là phải nuôi dạy con mình. Nhưng có bao giờ chúng ta nghĩ con cái có thể dạy ngược lại chúng ta những bài học quý giá về việc trở nên giống như trẻ thơ không?
Ảnh từ pexels.com
Mọi thứ luôn có trật tự của nó. Tôi thật sự tin rằng các phụ huynh cần phải dạy con mình trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm và có khả năng thành công.
Nhưng phải chăng trẻ thơ cũng có thể trở thành người thầy của chúng ta?
Khi nhìn lại, tôi nhận thấy những hành động của trẻ thơ thường đem đến cho tôi những bài học cuộc sống không có trong sách vở. Ngay cả Chúa Giê-xu cũng dạy rằng chúng ta nên “trở nên như trẻ thơ” (sách Mathiơ chương 18 câu 3) và “vương quốc thiên đàng thuộc về những người giống như các trẻ thơ” (chương 19 câu 14).
Tôi xin được chia sẻ năm câu chuyện rất ý nghĩa đã đụng chạm trái tim tôi, khiến tôi phải suy nghĩ và làm tôi muốn trở nên giống như trẻ thơ hơn.
1. Tin như trẻ thơ
Một trong những kỷ niệm làm tôi nhớ nhất là trải nghiệm của hai đứa con tôi khi còn nhỏ cùng với cái xô làm vườn đựng đất đỏ và vòi nước tưới cây. Đó là một buổi sáng mùa hè nóng nực, nhưng hai đứa đã lên kế hoạch từ trước. Các cháu ăn vội bữa sáng rồi kéo nhau ra ngoài bằng cửa sau, hướng về cái ga-ra xe cũ kỹ.
Thằng anh cầm một cái xẻng nhỏ, đưa cái xô làm vườn cho em gái nó, rồi cả hai đi về phía vườn nhà ông nội. Hai đứa trẻ tỏ ra rất quyết tâm, cặm cụi xúc đất cho vào được nửa xô, rồi hè nhau xách cái xô đi tới trạm tiếp theo là chỗ có vòi nước tưới cây. Một đứa mở khóa nước để đầu vòi xịt ra dòng nước chảy vào xô, làm mềm những cục đất sét. Chẳng mấy chốc, hai đứa đã có được một hỗn hợp đất sét đặc quánh như ý.
Tôi nhìn theo hai con mà nổi máu tò mò. Tôi hỏi các con đang làm gì. Bạn có biết câu trả lời là gì không? Hai đứa đang cố gắng tạo ra một người đất sét và đặt tên là Ông Sình.
Chẳng là chúng tôi vừa mới đọc cho con nghe truyện “Chúa tạo dựng nên A-đam”, nên hai đứa đang hào hứng tái hiện lại câu chuyện. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng Ông Sình của các cháu vẫn không nên được hình hài, và hoàn toàn vô hồn.
Bài học cuộc sống: Tâm trí trẻ thơ không thắc mắc hoài nghi. Trẻ tin đúng theo những gì Kinh Thánh nói. Điều trẻ nhanh chóng học được đó là có những việc chỉ Đức Chúa Trời mới làm được.
Điều tôi rút ra được là: Sự hiểu biết về Đức Chúa Trời có thể bắt đầu từ tuổi đời rất sớm và qua những điều rất nhỏ bé, nhưng sự hiểu biết chỉ chín chắn khi có những trải nghiệm và khám phá.
Ảnh từ pexels.com
2. Hào phóng như trẻ thơ
Cách đây vài năm, một trong những cháu gái của chúng tôi đã có sự chuẩn bị cho một buổi nhóm đặc biệt trong hội thánh. Mọi người sẽ dâng hiến và cháu muốn được dự phần. Con bé đã cẩn thận in ra một bức thư gửi đến Chúa, cuối thư ghi “Con yêu Chúa”, sau đó gấp lại cẩn thận, đặt ngay ngắn trong một phong bì và cất đi chờ đến ngày dâng hiến thì cháu sẽ để vào đó thêm một tờ tiền..
Cuối cùng, ngày ấy cũng đến. Cả gia đình đang trên đường đến nhà thờ thì cháu gái chúng tôi đột nhiên òa khóc. Cháu đã quên để tờ tiền vào trong chiếc phong bì quý giá đó! Mẹ cháu đã cố gắng dỗ con, bảo rằng cháu không cần tờ tiền đâu vì cháu đang có bốn đồng 25 xu, vậy là tương đương rồi.
Nhưng con bé lại càng nước mắt tuôn rơi, nằng nặc bảo rằng phải có tờ tiền. Rõ ràng tâm trí non trẻ của cháu nghĩ rằng Chúa thích tiền giấy hơn là đồng xu cho nên cháu phải có được tiền giấy.
Ngay khi vừa đến nhà thờ, con dâu của tôi đã tìm được một người sẵn sàng đổi tờ tiền để lấy bốn đồng xu. Cơn khủng hoảng đã được giải quyết. Cô cháu gái của chúng tôi hạnh phúc đặt phúc đặt chiếc phong bì có bức thư và tờ tiền của mình vào trong hộp dâng hiến. Tôi có thể hình dung Chúa đang mỉm cười như thế nào.Bài học cuộc sống: Sự việc này nhắc nhở tôi rằng dâng hiến không phải là một hành động tùy tiện, nhưng đòi hỏi sự lên kế hoạch và mục đích, cũng như nó phải xuất phát từ tận đáy tấm lòng.
3. Tin cậy như trẻ thơ
Điều gắn liền với bà J. dường như luôn là sự cầu nguyện. Đối với bà, việc được con, cháu, ngay cả chắt, nhờ bà cầu nguyện là điều hết sức bình thường.
Cách đây không lâu, bà nhận được một cuộc điện thoại từ cháu gái bảo rằng cô bị mất một thứ rất quý giá, đó là viên kim cương gắn trên chiếc nhẫn đính hôn của cô. Cô và con gái Alex nhỏ đã tìm suốt mấy ngày, dùng đèn pin rọi khắp ngõ ngách trong ngôi nhà mà vẫn không tìm được. “Bà ơi, bà có thể cầu nguyện giúp cháu được không?” “Tất nhiên là được chứ!”
Ngày hôm sau, cô chắt gái 5 tuổi, Alex đã đến thăm nhà bà cố và kể cho bà nghe mẹ cô bé đã buồn và thất vọng thế nào vì không tìm được viên kim cương bị mất. “Bà cố ơi, bà cầu nguyện để mẹ cháu tìm ra viên kim cương được không?”, cô bé hỏi với vẻ mặt rất nghiêm túc.
Bà J. kéo cô bé ngồi lên đùi mình và cả hai cùng cúi đầu dâng lên Chúa một lời cầu nguyện rất đơn giản.
Một ngày sau, bà J. nhận một cú điện thoại và nghe ở đầu dây bên kia báo một tin mà bà vẫn mong đợi: “Bà ơi, chúng cháu tìm được viên kim cương rồi!” Bà J. trả lời: “Tất nhiên rồi. Chúa đang xây dựng đức tin cho con gái của cháu, chắt gái của bà đấy!”
Sau này, bà J. nói với tôi rằng chắc chắn phải là Chúa đáp lời cầu nguyện của họ, bởi vì viên kim cương được tìm thấy sát mép của nắp cống trong nhà tắm. Nó đã có thể bị nước cuốn đi bất cứ lúc nào mà không ai hay biết. Thay vì thế, Chúa đã nghe lời cầu nguyện, và đúng lúc thích hợp, Ngài nhậm lời cầu nguyện đơn giản của một bà cố cùng bé chắt gái.
Bài học cuộc sống: Đức tin không chỉ có thể dời núi, ngay cả đức tin của một bé gái và bà cố của bé cũng có thể khôi phục lại những thứ đã bị mất. Không điều gì là quá nhỏ bé, cũng không ai quá trẻ ha quá già mà Chúa không quan tâm đến.
Ảnh từ pexels.com
4. Lạc quan như trẻ thơ
Vào đầu những năm 50, nước Mỹ phải đối mặt với sự bùng phát của căn bệnh rất kinh khiếp và không có thuốc chữa: bệnh bại liệt. Trong suốt một năm gọi là đỉnh điểm của dịch bệnh, có 3000 người phải chết và hàng nghìn người bị tàn tật, phần nhiều là trẻ em.
Lúc tôi gặp Linda, một em gái xinh xắn với đôi mắt xanh đáng yêu, em đang phải nằm trong phổi sắt, một chiếc thùng kim loại được thiết kế như máy trợ thở cho bệnh nhân bại liệt, giúp họ hít thở dựa vào sự thay đổi áp suất không khí đều đặn trong thùng. Em chỉ có thể nói mỗi khi chiếc máy làm em thở ra, vậy nên cuộc trò chuyện của chúng tôi buộc phải theo nhịp điệu của máy thở. Lúc ấy, tôi đang là một tình nguyện viên trẻ trong bệnh viện, người ta gọi chúng tôi là “kẹo que”, và một trong những nhiệm vụ của tôi là thường xuyên đến thăm khu bệnh nhi, đặc biệt là Linda.
Mỗi ngày, Linda được phép ra khỏi máy thở một lúc. Đó là thời điểm chúng tôi có thể nói chuyện nhiều nhất. Thỉnh thoảng, chúng tôi trò chuyện về những đứa trẻ khác trong khu bệnh, thỉnh thoảng nói chuyện cá nhân hơn.
Một lần nọ, Linda tâm sự với tôi rằng cô bé muốn trở thành một diễn viên múa ba-lê khi khỏi bệnh. Mắt em ánh lên niềm phấn khởi khi nói đến dự định của mình. Vấn đề là trên cả cơ thể em lúc ấy, chỉ có một bộ phận còn cử động được là ngón tay út, còn lại đều đã bị tê liệt hoàn toàn.
Bài học cuộc sống: Khi nghĩ đến Linda, tôi nhận ra rằng ngay cả những ngày tháng đen tối nhất cũng có thể được thắp sáng bởi những tia hy vọng và lạc quan. Tôi cũng tha thiết cầu nguyện cho ngày mà vương quốc Đức Chúa Trời sẽ đến cách trọn vẹn và những bệnh tật kinh khủng ấy sẽ được chữa lành (sách Ê-sai chương 35 câu 5-6).
Không điều gì là quá nhỏ bé, cũng không ai quá trẻ hay quá già mà Chúa không quan tâm đến.
5. Khiêm nhường như trẻ thơ
Thật bình thường khi các môn đồ của Chúa Giê-xu nhìn vào Ngài như một hiện thân của quyền phép. Thử nghĩ đến những phép lạ mà họ đã chứng kiến xem, như sự chữa lành người bệnh, trục xuất ma quỷ, quy phục thiên nhiên bão tố và nhiều điều khác… tất cả đều được thực hiện trong tích tắc. Ngay cả bản thân họ cũng được Chúa sai phái ra đi thực hiện những điều tương tự (sách Ma-thi-ơ chương 10).
Thông qua vô số phép lạ, mọi điều liên quan đến Người Thầy của họ đều thể hiện nên sự cai trị và kiểm soát trước bất kỳ đối thủ nào. Cuối cùng, họ dự đoán rằng Ngài sẽ thiết lập vương quốc Đức Chúa Trời mà các tiên tri đã dự ngôn trong sức mạnh và uy quyền, còn họ thì sát cánh bên cạnh.
Điều mà họ không nhận thức được đó là động cơ thật sự của Chúa Giê-xu: Ngài đến thế gian để phục vụ con người chứ không phải để được phục vụ (sách Mác chương 10 câu 45). Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi các môn đồ rơi vào vòng xoáy của những suy đoán và tranh chấp quyền lực nảy lửa xem ai sẽ là người cao trọng nhất trong vương quốc Thiên Đàng (sách Ma-thi-ơ chương 18 câu 1). Đã đến lúc phải dùng một đối tượng cụ thể để dạy họ một bài học.
“Ngài gọi một đứa trẻ đến, để đứng giữa các môn đồ và nói: ‘Thật, Ta bảo các con, nếu các con không biến đổi và trở nên như trẻ thơ, các con sẽ không bao giờ được vào vương quốc thiên đàng đâu. Vậy, người nào khiêm nhường như đứa trẻ này sẽ là người cao trọng hơn hết trong vương quốc thiên đàng. Còn ai vì danh Ta tiếp một đứa trẻ như thế nầy tức là tiếp Ta’” (câu 2–5)
Thử hình dung những môn đồ, tất cả những người có cá tính mạnh, quyết liệt và hùng hổ ấy sẽ nghĩ gì khi nghe những lời này?
Người ta có thể nói gì về một đứa trẻ? Không địa vị, không quyền lực, không có gì để kiêu ngạo, không tham vọng, không mưu mô. Quả thật, tất cả những gì một đứa trẻ có thể làm là học hỏi, tin cậy và vâng phục. Đó chính xác là điều Chúa Giê-xu muốn nói đến.
Thật là một bài học đáng nhớ cho các môn đồ!
Bài học cuộc sống: Bài học lớn nhất là sự hạ mình trước mặt Chúa như một đứa trẻ, và đây là bài học kéo dài cả đời.“Người ta đem trẻ thơ đến với Đức Chúa Giê-xu để được Ngài đặt tay trên chúng, nhưng các môn đồ trách họ. Thấy vậy, Ngài giận và bảo các môn đồ: ‘Hãy để trẻ thơ đến cùng Ta, đừng ngăn cấm chúng, vì vương quốc Đức Chúa Trời thuộc về những ai giống như các trẻ thơ ấy. Thật, Ta bảo các con, ai không tiếp nhận vương quốc Đức Chúa Trời như một đứa trẻ thì sẽ không vào đó được.’ Rồi Ngài ẵm những đứa trẻ ấy, đặt tay trên chúng và ban phước cho chúng” (sách Mác chương 10 câu 13–16; sách Lu-ca chương 18 câu 15–17).
Có thể con bạn còn quá nhỏ để được cho tiền, nhưng bé không còn quá nhỏ để được dạy cách tiếp cận tiền bạc đúng đắn vốn là điều quan trọng.
Ảnh từ lifehopeandtruth.com
Đã bao giờ bạn nghe về bài thơ “Trí thông minh (Smart) trong tuyển tập thơ Where the Sidewalk Ends, tạm dịch Tận cùng của lối đi, của nhà thơ Shel Silverstein chưa? Nó bắt đầu như sau:
“Bố cho tớ tờ một đô-la Vì tớ là con thông minh nhất Tớ đem đổi hai đồng 25 xu Vì tất nhiên hai nhiều hơn một!”
Cậu con trai “thông minh” này đã tiếp tục thương vụ “làm giàu” của mình, bằng cách đổi hai đồng 25 xu để lấy ba đồng 10 xu, rồi lại đổi thành bốn đồng 5 xu, cuối cùng đổi lấy năm đồng 1 xu! Bài thơ kết luận:
“Tớ đem tiền đi khoe với bố Mặt bố từ từ đỏ bừng lên Bố nhắm mắt và lắc lắc đầu Bố tự hào không nói nên câu!”
Người ta có thể tự hỏi liệu ông bố này có quá vội cho tiền cậu con trai “thông minh nhất đời” trước khi cậu thực sự sẵn sàng hay không? Nhưng ngay cả khi con bạn chưa biết giá trị của các loại tiền, bạn vẫn có thể bắt đầu dạy con cách quản lý tiền bạc có trách nhiệm.
Tất cả đều tùy thuộc vào bạn!
Dù có nhận ra hay không, rất có thể bạn đã bắt đầu dạy những bài học về tài chính cho con mình rồi đấy! Trong vai trò làm cha mẹ, cách quản lý tiền bạc của bạn là nền tảng cho mọi bài học tài chính khác. Thái độ và cách tiếp cận của bạn đối với tiền bạc sẽ tác động đến con cái.
Ngay từ khi còn nhỏ, con bạn nên nhìn thấy bạn là một người kỹ lưỡng khi mua sắm. Hãy dạy bé giúp bạn lập danh sách nhu yếu phẩm và giải thích tại sao gia đình cần mua những thứ ấy. Hãy cho con thấy bạn lên kế hoạch cho những thứ sẽ mua chứ không phải mua sắm một cách bốc đồng. Hãy dạy con sự khác biệt giữa “điều mình muốn” và “điều mình cần”.
Khi con lớn, bạn có thể nhờ con giúp so sánh các vật phẩm, bằng cách chỉ con cách xem dung tích của một hộp sản phẩm (không phải cứ nhìn hộp to hơn là chứa nhiều hơn!), loại nào tốt cho sức khỏe, loại nào có giá tốt hơn. Bạn cũng có thể dạy con nhận thức về những quảng cáo trên truyền hình và cách mà các nhà quảng cáo luôn cố gắng làm người ta mua sản phẩm của họ.
Nếu bạn có sự tiết độ và cẩn thận trong cách sử dụng tiền, nhiều khả năng con bạn cũng sẽ học được những đức tính đó!
Bạn cũng có thể làm gương về tính kiên nhẫn trong việc mua sắm. Hãy nói với con: “Khoan mua đã con. Hãy chờ đến khi nó được giảm giá!” Nên nhớ, nếu bạn có sự tiết độ và cẩn thận trong cách sử dụng tiền, nhiều khả năng con bạn cũng sẽ học được những đức tính đó!
Tiền không mọc trên cây!
Một khái niệm căn bản khác để giới thiệu với con là tiền đến từ đâu. (Nó không thực sự rõ ràng như chúng ta nghĩ đâu!) Hãy giải thích cho con biết rằng mọi người phải làm việc để kiếm tiền, lý do kiếm tiền là để mua những thứ chúng ta cần. Điều quan trọng là phải giải thích rằng Chúa là Đấng ban cho chúng ta sức khỏe và giúp chúng ta làm việc, sản xuất. Tiền chúng ta kiếm được có liên quan đến nỗ lực và sự siêng năng của chúng ta, như sách Châm Ngôn chương 10 câu 4 có nói, nhưng trên hết, Chúa mới là Đấng ban cho của cải (câu 22)
Chắc chắn bạn cũng cần xóa bỏ những hiểu lầm về thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, vì nó dễ dàng khiến trẻ nghĩ đó là tiền miễn phí hoặc muốn xài bao nhiêu cũng được. Chúng ta đang dần trở thành một xã hội không dùng đến tiền mặt, nhưng hãy cố gắng sử dụng tiền mặt bất cứ khi nào có con ở cùng bạn.
Khi buộc phải sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của mình, hãy đưa ra lời giải thích đơn giản về cách thức hoạt động của nó. Thẻ tín dụng tượng trưng cho số tiền mà bạn hứa sẽ trả lại sau này. Thẻ ghi nợ tượng trưng cho việc trừ vào khoản tiền bạn đã nộp vào tài khoản ngân hàng trước đó để trả trực tiếp cho cửa hàng hoặc nhà hàng. Có thể phải mất một thời gian thì con bạn mới thực sự hiểu, nhưng cứ giải thích dần dần.
Chúa là Đấng ban cho chúng ta sức khỏe và giúp chúng ta làm việc, sản xuất.
Con bạn nên học biết rằng tiền là một nguồn có giới hạn. Sẽ tốt cho trẻ khi nghe bạn nói: “Chúng ta không có đủ tiền để mua nó”, “Chúng ta không có tiền cho nó”. Cũng có những lúc bạn nói: “Chúng ta đang để dành để mua (cái gì đó)!” Con bạn nên biết rằng có thể tiêu tiền trong hiện tại, nhưng việc tiết kiệm cho sau này cũng là điều quan trọng.
Trẻ em cấp tiểu học đã có thể học về khái niệm lập ngân sách. Bạn có thể minh họa cách hoạt động của ngân sách trong chính ngôi nhà của mình bằng cách sử dụng tiền đồ chơi lấy từ một trò chơi như Cờ tỷ phú. Gom một đống tờ tiền tượng trưng cho thu nhập của gia đình mỗi tháng, sau đó để riêng ra các khoản thanh toán như tiền thuê nhà, điện, nước, tiền chợ, xăng…
Luôn nhớ ban cho
Tất nhiên, chúng ta không muốn nuôi dạy con trở thành người keo kiệt. Khi hiểu rằng tính ích kỷ không bao giờ dẫn đến sự giàu có thật (sách Châm Ngôn 11:24-26), chúng ta sẽ muốn con mình không chỉ học cách xài tiền kỹ lưỡng mà còn có sự hào phóng đúng đắn. Bạn có thể cho con thấy cách gia đình bạn dùng tiền để mua quà, để giúp đỡ người khác hoặc cho những công tác có ý nghĩa. Hãy dạy trẻ biết rằng một trong những lý do chúng ta làm việc và kiếm tiền là để có thể giúp đỡ người gặp khó khăn (sách Ê-phê-sô 4:28).
Đặc biệt, là Cơ Đốc nhân, chúng ta muốn làm gương cho con về thái độ tôn kính Chúa với số tiền mà Chúa giao cho mình. Hãy dạy con biết rằng Chúa là nguồn của mọi ơn phước về tài chính và gia đình bạn luôn để Ngài là Đấng Tư Vấn tài chính cho gia đình.
Khi bạn phấn đấu để trở nên và sống như một người phụ nữ thông minh, thành đạt và mạnh mẽ, tôi muốn chia sẻ một vài suy nghĩ để bạn cân nhắc và ghi nhớ cẩn thận trên hành trình của mình.
Bạn là một người nữ. Bạn không phải là một bản sao của người nữ khác, bạn là một phụ nữ độc nhất. Không có một quy chuẩn chung cho tất cả người nữ phải hành động, suy nghĩ, nhìn nhận, cảm thụ, và nói năng, nhưng là một người phụ nữ khác biệt với việc là một người nam.
Hãy hoan hỉ vì bạn được kiến tạo tương đồng nhưng khác biệt
Bạn tương đồng về giá trị và nhân phẩm với người nam, nhưng bạn khác biệt trong sự kiến tạo và mục đích. Giá trị và nhân phẩm của bạn không bắt nguồn từ giới tính nữ. Tất cả mọi người đều có giá trị và nhân phẩm, bất kể giới tính, tuổi tác, khả năng và trí tuệ, vì mọi cuộc sống của con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế (sách Sáng Thế chương 1 câu 27). Tuy nhiên, giá trị và nhân phẩm của bạn được thể hiện rõ ràng thông qua sự nữ tính. Sự sáng tạo của Thượng Đế không dừng lại ở người nam (sách Sáng Thế chương 2 câu 18); người phụ nữ là tất nhiên và thiết yếu để hoàn thiện cuộc sống con người. Nhu cầu và sự cần thiết của người phụ nữ cho thấy có những hành động, vai trò, quan điểm và cách suy nghĩ, lời nói và cảm xúc sẽ không có nếu phụ nữ không tồn tại mà chỉ có đàn ông.
Tôi khuyên bạn không nên quên điểm này bởi vì khi ai đó tìm nguồn gốc cho bản sắc, giá trị và phẩm giá của mình trong giới tính của họ, giới tính sẽ trở thành một thứ gì đó quá quan trọng hoặc quá thấp kém.
Nó quá quan trọng nếu bạn khẳng định giới tính là thuộc tính xác định cuối cùng của bạn, và đặt giới tính này cao hơn một giới tính khác trong suy nghĩ hoặc hành động. Nó quá thấp kém nếu bạn nghĩ rằng giới tính không phải là vấn đề hay giới tính không có giá trị. Giới tính không phải là một huy hiệu được đeo hoặc vũ khí được sử dụng. Nó không phải là cuối cùng, cũng không phải là một cái gì đó để bỏ lơ. Thay vào đó, nữ tính của bạn là nhận dạng và cách để bạn sống đúng mục đích. Bất kể khả năng, kỹ năng hay tài năng nào, nữ tính cho phép bạn thể hiện mọi việc theo cách độc đáo và cần thiết.
Quản lý khả năng thiên phú của bạn
Bạn muốn thông minh và được biết đến như một người phụ nữ thông minh. Tôi hiểu khát vọng đó. Nhưng đừng quên rằng giới tính của bạn không quyết định giá trị và phẩm giá của bạn, trí tuệ cũng không. Bất kỳ khả năng nào bạn có đều là một món quà từ Thượng Đế. Dù bạn có cơ hội và lựa chọn để vun trồng, phát triển và sử dụng năng lực và khả năng của mình, bạn không phải người kiểm soát hay khởi xướng chúng. Bạn quản lý chúng.
Trí thông minh cũng không thuộc phạm vi “bạn có quyền chọn lựa”. Nó không chỉ được phát triển và sử dụng trong học tập và nghề nghiệp, mà còn trong mọi lĩnh vực khác như đức tin, mối quan hệ, niềm đam mê cá nhân và sự phục vụ. Hãy quản lý tốt và sử dụng tối đa khả năng và tiềm năng, nhưng hãy nhớ rằng, chúng không định nghĩa bạn hay mục đích của bạn. Chúng là những công cụ được sử dụng một cách trung thực và tốt đẹp cùng với trí tuệ, ân huệ và tình yêu.
“Thành sự tại Thiên”
Rõ ràng là tôi đang viết cho bạn từ góc nhìn Cơ đốc. Nếu bạn cũng là Cơ đốc nhân, đây có lẽ cũng là lời chứng của bạn: Tôi có niềm tin và tin tưởng vào Đức Chúa Trời. Tôi sống để mang lại vinh quang cho Ngài, tôi được thúc đẩy bởi Lời Chúa và Thánh Linh của Ngài, với Chân lý của Ngài là kim chỉ nam của tôi trong mọi việc.
Trước khi tôi hiểu rằng mình cần Đấng Cứu Rỗi, tôi không hoàn toàn hiểu được những sự thay đổi mà Chúa mang đến cho cuộc sống tôi – những thay đổi mà tôi cần có. Tôi đã không hiểu rằng tâm trí, tấm lòng, mong muốn, mục tiêu và mục đích của tôi đều có thể được làm mới khi tôi sẵn sàng cho phép Chúa tái tạo tôi khi tôi tuân theo Lời Chúa. Tôi có một khả năng mới để trở thành người phụ nữ mà Chúa tạo nên, và một sức mạnh mới để sống theo như Chúa kêu gọi tôi.
Với tất cả những điều đó trong tâm trí, chúng ta nhận ra rằng Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi và biến đổi chúng ta, Ngài cũng là Đấng xác định thành công thực sự. Thành công trong cuộc sống được mô tả qua Kinh Thánh, sách Phi-líp chương 1 câu 21 “Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ, còn chết là ích lợi”, và chính Chúa nói qua sách Giăng chương 17 câu 23 “Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hiệp nhất trọn vẹn, nhờ đó thế gian biết rằng Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ như Cha đã yêu thương Con”.
Thành tựu, sự nghiệp, tài chính hoặc sức ảnh hưởng không định nghĩa chúng ta hay thành công của chúng ta. Thay vào đó, chúng là phương tiện đem vinh quang đến Chúa. Một cuộc sống bày tỏ Giê-xu, Đấng Cứu Thế, thông qua các hành động, suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và lời nói trong gia đình, cộng đồng và thế giới là một cuộc sống thành công.
Chúa cung cấp sức lực thực sự
Rốt cuộc, bạn muốn trở thành một người nữ mạnh mẽ. Sức lực là yếu tố hỗn độn và thường bị hiểu lầm trong tất cả những gì bạn đang tìm kiếm. Đúng vậy, sức lực lâu dài không phải là vấn đề duy nhất. Chắc chắn nhiều người có sức mạnh của tấm lòng, tâm trí và trong tính cách của chính họ. Nhưng cuối cùng thì sức lực của con người chỉ là tạm thời và không trọn vẹn – có hiệu lực trong một thời gian và một số trường hợp nhất định, nhưng không kéo dài và duy trì được. Sức lực thực sự lâu dài chỉ có khi bạn nhận ra sự yếu đuối của chính mình. Và nguồn năng lực vô hạn, hoàn hảo được cung cấp cho bạn phụ thuộc hoàn toàn vào Đấng là vầng đá, thành lũy và nơi nương náu của bạn (sách Thi thiên chương 18 câu 2).
Chúng ta không nên tìm cách xác định một người nữ thông minh, thành đạt, mạnh mẽ chỉ bằng những tiêu chuẩn và ý tưởng của con người.
Sức lực không phải là sự mạnh mẽ, quyết đoán hay theo cách của bạn. Đó không phải là quyền lực, to tiếng nhất, đầu tiên nhất, hoặc tốt nhất. Đó không phải là thiếu tôn trọng, coi thường hoặc lên án những người không đồng ý với bạn hoặc lợi dụng những người yếu đuối. Thay vào đó, sức lực là đứng trên nền tảng lẽ thật, sự khôn ngoan và tình yêu thương của Chúa với sự phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của Thánh Linh Chúa. Đó là sự khiêm nhu: sức mạnh dưới sự kiểm soát của Chúa. Phần của bạn là theo đuổi và sử dụng tốt sức lực đó, cùng với việc theo đuổi các thuộc tính khác của Chúa như ân huệ, lòng thương xót, tình yêu thương, chính trực và lòng tốt cho sự tốt lành và vinh quang của Chúa.
Không có ai chắc chắn được từng bước trong quá trình trở thành hoặc sống như một người nữ thông minh, thành đạt, mạnh mẽ. Đường đi và kết quả sẽ khác nhau. Cách bạn học hỏi, loại năng lực cụ thể cần thiết cho mỗi hoàn cảnh trong cuộc sống của bạn, kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc của bạn, cách bạn quan tâm đến người khác, niềm đam mê bạn có, nhu cầu bạn quan tâm và trí tuệ bạn sử dụng trong vai trò của bạn sẽ không giống như của tôi. Nhưng cả hai chúng ta đều có thể là những người nữ thông minh, thành đạt và mạnh mẽ trong Chúa. Một điều chắc chắn: chúng ta không nên tìm cách xác định một người nữ thông minh, thành đạt, mạnh mẽ chỉ bằng những tiêu chuẩn và ý tưởng của con người. Những tiêu chuẩn đó sẽ thay đổi, gây bối rối, và cuối cùng thất bại. Bạn có thể nhận ra có bao nhiêu lý tưởng và tiêu chuẩn của xã hội con người mà bạn đang theo đuổi, và bạn nhận thấy nhu cầu mình cần thay đổi tấm lòng và tâm trí.
Hãy trông cậy vào Cha Thiên Thượng và là Đấng Tạo Hóa không hề đổi thay. Hãy tìm giá trị và mục đích của bạn theo cách của Ngài và trong Ngài. Xem xét những điều tôi đã tìm cách mang lại trong bức thư này sẽ giúp bạn xây dựng sự thông minh, mục đích và sức lực thực sự. Tôi đang theo đuổi những điều này với bạn và cầu nguyện cho tất cả chúng ta.
Là những người mẹ chúng ta không thể chối từ mối liên hệ gắn bó, thuyết phục, mạnh mẽ và liền mạch với con cái. Khoa học liên tục chứng minh điều này.
Nguồn: pexels.com
Để bàn về tình mẹ, sau đây là 4 sự thật thú vị về khoa học lẫn xã hội cho chúng ta thấy rằng mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái đã được thiết kế chặt chẽ từ trước. Bằng sự khôn ngoan vô tận, Thượng Đế đã gắn kết tạo vật của Ngài trong sức mạnh của dòng dõi và mối liên hệ. Cùng xem thế nào nhé!
1. Con trẻ đặt tên cho chúng ta
Trong tiếng Anh, chúng ta được gọi là “mom”. Trong tiếng Man-đa-rin – Trung Quốc, chúng ta được gọi là “mama”. Trong tiếng Tây Ban Nha, chúng ta cũng được gọi là “mama”. Tiếng Ai-lân là “mamma”. Tiếng Do Thái là “ee-ma”. Tiếng Việt chúng ta là “mẹ”.
“Bạn có thấy một xu hướng chung? Theo báo Live Science (tạm dịch Khoa Học Sống Động) đó “không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên” – một trong những âm thanh đầu tiên mà các em bé thường phát âm là “ma”, và hầu như mọi ngôn ngữ trên toàn cầu đều lấy tiếng nói đó làm nền tảng cho từ mẹ”.
Vì một trong những lời đầu tiên trẻ con tạo ra là “ma”, nên hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới có âm đó là gốc của chữ “mẹ”.
2. Rất lâu sau khi sinh, tế bào của trẻ con vẫn sống và hỗ trợ cho sức khỏe chúng ta.
Khi mang thai, các bà mẹ chia sẻ tế bào với các trẻ, tạo nên một kết nối trọn đời. “Trong một số trường hợp, những tế bào này tồn tại trong cơ thể mẹ trong nhiều năm. Theo nghiên cứu của nhà di truyền học Diana Bianchi, thuộc Đại học Tufts, từng tiết lộ một người mẹ vẫn mang trong mình tế bào của đứa con trai đã 27 tuổi của cô. Không ai biết liệu các tế bào có ảnh hưởng gì đến cơ thể người mẹ hay không, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể góp phần chống bệnh tự miễn dịch – theo báo Live Science.
3. Con gái được dưỡng dục từ những người mẹ có việc làm thường có thu nhập cao hơn khi trưởng thành
“Nhìn chung, công việc của người mẹ phần nào tác động đến hành vi và thành tích học tập của trẻ em ngắn hạn. Và có ích lợi dài hạn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 cho thấy con gái được nuôi dưỡng bởi các bà mẹ đi làm có nhiều khả năng được tuyển dụng khi trưởng thành và có thu nhập cao hơn” – theo Trường Harvard Kennedy.
Con gái được nuôi dưỡng từ những người mẹ làm việc thường có thu nhập cao hơn khi trưởng thành.
4. Nhịp tim của em bé tương xứng với tần số của người mẹ
Trong một nghiên cứu được xuất bản bởi Science Direct, các trẻ 3 tháng tuổi và mẹ của chúng “hài hòai nhịp tim khớp nhau khi các bà mẹ có dấu hiệu âu yếm như mỉm cười. Trẻ con có nhịp tim nhanh hơn người lớn, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các cặp mẹ-bé đập nhiều nhịp hơn so với trẻ sơ sinh và phụ nữ không phải là mẹ của chúng”.
Ngoài ra, báo Meredith Small viết trong quyển “Our Babies, Ourselves”: (tạm dịch “Các con chúng ta, là chúng ta”) cho rằng trẻ con và mẹ của chúng có mối liên hệ sinh lý sâu sắc. Trong một nghiên cứu về phản ứng của trẻ sơ sinh đối với các bà mẹ, ông bố và người lạ, một bé gái sơ sinh đã được đưa vào phòng thí nghiệm và đặt trong một chiếc ghế nhựa được che chắn khỏi những phiền nhiễu. Đứa bé được tiếp cận đầu tiên là mẹ, sau đó là cha, và cuối cùng là một người lạ. Theo dõi cho thấy em bé đã đồng bộ nhịp tim với mẹ hoặc cha khi họ đến gần, nhưng đứa trẻ không đồng bộ hóa nhịp tim của mình với người lạ. Dữ liệu cho thấy các em bé và người chăm sóc thường cuốn vào mối quan hệ cân bằng nội môi khi đó em bé thích nghi với cha mẹ để đạt được sự cân bằng nào đó.
Đại dịch Coronavirus đang đảo lộn hầu hết mọi phần cuộc sống, cả trong và ngoài công việc. Và một trong những mối quan tâm lớn nhất của tôi trong cơn đại dịch này là ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe tinh thần của các bác sĩ lâm sàng.
Nguồn: Pexels
Là một cán bộ cấp cao trong phòng ban Tai nạn và Cấp cứu (A&E), tôi từng bị trầm cảm. Lúc này, tôi lo lắng về nguy cơ gây ra bởi Coronavirus đối với sức khỏe tinh thần hơn là sức khỏe thể chất của tôi.
Ảnh hưởng của Coronavirus tới tinh thần
Đại dịch có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các bác sĩ lâm sàng bằng nhiều cách. Chúng ta đang chứng kiến số lượng bệnh nhân leo thang nhanh chóng và nhiều người chết trong vòng tay của y bác sĩ thay vì gia đình họ. Chúng tôi trải nghiệm cảm giác bất lực đáng sợ khi đứng trước tình trạng không có cách điều trị, và khi các chính phủ thế giới phải đấu tranh ngăn chặn dịch bệnh bằng các sự can thiệp cực đoan. Chúng tôi liên tục bị bắn phá và choáng ngợp bởi hàng loạt thông tin từ các cơ quan báo chí, các cuộc họp báo, truyền thông xã hội, các nhóm WhatsApp và các ấn phẩm tạp chí, khiến việc tan ca trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Và giống như phần còn lại của cả thế giới, chúng tôi cảm nhận sự cô đơn của cách ly xã hội và sự cô lập bản thân. Vậy làm thế nào chúng ta có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình trong cuộc khủng hoảng Coronavirus?
Tầm quan trọng của giữ tinh thần khỏe mạnh
John Wyatt, một bác sĩ tư vấn chuyên khoa thần kinh, giáo sư nghiên cứu khoa học, đã ủng hộ tầm quan trọng của việc làm sạch tinh thần hàng ngày:
Tất cả chúng ta đều biết cần vệ sinh thân thể để duy trì sức khỏe. Làm sạch tinh thần cũng giống vậy, đó là việc có ích. Điều đó có nghĩa là kiểm soát nội dung của những suy nghĩ và chọn lấp đầy tâm trí bằng những suy nghĩ tích cực, lành mạnh hơn là những gì tiêu cực, gây tổn hại và không lành mạnh. Và đã làm được một ngày, không có nghĩa là hôm nay và những ngày sau đó không còn trọng. Cần kỷ luật hàng ngày để giữ cho cuộc sống tinh thần khỏe mạnh.
Kinh Thánh đưa ra một minh họa tuyệt vời về làm sạch tinh thần trong sách Phi-líp chương 4 câu 8 nói: “Cuối cùng, thưa anh em, hễ điều gì chân thật, điều gì đáng trọng, điều gì công chính, điều gì thanh sạch, điều gì đáng yêu chuộng, điều gì đáng biểu dương; nói chung là điều gì đức hạnh, đáng khen ngợi thì anh em phải nghĩ đến”.
Nguồn: Vnexpress
Đó là một danh sách thú vị, bắt đầu bằng sự thật. Làm sạch tinh thần bắt đầu bằng việc tập trung vào sự thật và hiện thực hơn là dối trá và tưởng tượng. Tất nhiên, điều này bao gồm sự thật về tình yêu thương và chăm sóc vô điều kiện của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta, sự chấp nhận của Ngài với chúng ta trong Đấng Christ và sự tha thứ vô hạn mà Ngài ban cho. Kế tiếp, đến điều đáng trọng, lẽ phải và trong sạch. Đây là tất cả các khía cạnh của lòng tốt. Chúng ta được kêu gọi tập trung suy nghĩ của mình vào mọi thứ tốt đẹp và tinh khiết về mặt đạo đức. Cuối cùng, là tất cả mọi thứ đáng yêu chuộng, xuất sắc và hấp dẫn. Đây là tất cả các khía cạnh của vẻ đẹp.
Những điều này rất hữu ích cho việc duy trì sức khỏe tinh thần tốt. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể lấp đầy tâm trí với sự thật, lòng tốt và vẻ đẹp trong thời gian Coronavirus?
Sự thật
Suy ngẫm về sự thật liên quan đến việc lọc bỏ những thứ linh tinh và tiếng ồn gây nhiễu tâm trí chúng ta. Rõ ràng cập nhật các hướng dẫn y tế và thông tin từ chính phủ mới nhất là rất quan trọng. Nhưng cũng nên khôn ngoan và cẩn thận về việc chúng ta dành bao nhiêu thời gian để lướt xem các trang truyền thông xã hội và đọc các bình luận. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta sẽ được hưởng lợi từ việc kỷ luật bản thân bằng cách tắt màn hình thiết bị đi.
Hễ điều gì chân thật, điều gì đáng trọng, điều gì công chính, điều gì thanh sạch, điều gì đáng yêu chuộng, điều gì đáng biểu dương; nói chung là điều gì đức hạnh, đáng khen ngợi thì anh em phải nghĩ đến.
Lòng tốt
Truyền thông xã hội đang bão hòa với số liệu thống kê đáng buồn và dự báo đầy bất an. Nhưng giữa nỗi đau của đại dịch, có những câu chuyện tích cực để biết ơn và ăn mừng. Cộng đồng đã cùng nhau chăm sóc người bệnh và khó khăn. Các quốc gia hỗ trợ nhau dù khác biệt thể chế. Mọi người đang dành thời gian để hỏi han bạn bè dù xa cách về địa lý. Và môi trường tự nhiên được làm sạch một cách không thể ngờ. Mặc dù chúng ta không thể trốn tránh nỗi đau và sự đau khổ của đại dịch, chúng ta vẫn có thể suy nghĩ về những sự kiện tốt và đáng khích lệ này.
Vẻ đẹp
Chúng ta không thể đến thăm các phòng trưng bày nghệ thuật hoặc nhà hát, nhưng chúng ta vẫn có thể lấp đầy tâm trí bằng vẻ đẹp. Hầu hết chúng ta hiếm khi có thời gian chơi nhạc, vẽ tranh hoặc xem phim. Nhưng với khoảng trống do lịch trình bị hủy, chúng ta có cơ hội để tận dụng sự tĩnh lặng của việc cách ly xã hội, để thưởng thức vẻ đẹp của âm nhạc, nghệ thuật hoặc văn học hay nấu ăn tại nhà.
Nguồn: Pixabay
Kết luận
Là Cơ đốc nhân, chúng ta tin rằng sự thật, lòng tốt và vẻ đẹp được tìm thấy đầy dẫy và trọn vẹn qua thông điệp Phúc Âm của Chúa Giê-xu được gợi nhớ trong suốt tuần lễ Phục Sinh. Vì tình yêu dành cho chúng ta, Ngài từ Thiên Đàng xuống trần gian để chịu đựng nỗi đau và sự đau buồn của chúng ta cho đến khi chết. Sau đó, Chúa đã đánh bại cái chết và sống lại vinh quang vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên. Điều trung thực nhất, tốt nhất và đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể lấp đầy tâm trí hàng ngày chính là Tin Tốt Lành của Chúa Giê-xu.
Khi đại dịch xảy ra, tôi lo sợ về ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe tinh thần của tôi, bạn bè và đồng nghiệp. Những ngày này sẽ là thử thách cho tất cả chúng ta vì nhiều lý do. Nhưng tôi cũng tin rằng một trong những vũ khí tốt nhất chống lại Coronavirus là giữ vệ sinh thường xuyên và kỷ luật – cả về thể chất lẫn tinh thần!
Công ty tạm ngưng hoạt động, nhiều dự án phải tạm hoãn, cũng như rất nhiều người,tôi rơi vào tình trạng thất nghiệp, trở thành một “đầu bếp” tại nhà. Nhưng, dịch bệnh rồi sẽ qua đi và mọi dự định cá nhân sẽ được tiếp tục.
Ảnh nguồn Pexels, bởi Breakingpie
“Bạn sẽ làm gì trước tiên khi hết dịch?” Đó là câu hỏi rất thực tế mà chúng ta bắt gặp trên các kênh truyền thông xã hội vào những ngày qua. Tuy câu hỏi rất đơn giản, nhưng lại đánh vào đúng tâm lý của nhiều người. Bởi vì tất cả những kế hoạch cho công việc, việc học hay một dự định nào đó cho bản thân trong vài tháng tới… đều phải tạm hoãn vô thời hạn và với “đôi chân thích đi” của tôi thì việc này không mấy dễ dàng.
Tôi vừa tìm được một công việc khá phù hợp với bản thân, tôi yêu thích nó và ấp ủ nhiều dự định trong đầu về công việc này. Ngỡ rằng mọi chuyện sẽ được thuận lợi, nhưng rồi tôi phải dừng lại trong sự tiếc nuối khi chỉ mới bắt đầu công việc được vài tháng. Mặc dù biết rằng, đó không phải là chuyện chỉ riêng mình tôi gặp phải, nhưng chắc chắn là sẽ buồn xen lẫn tiếc nuối.
Vài tháng chỉ là giai đoạn để bắt đầu cho một công việc mới, những mong muốn được cống hiến, thỏa sức đam mê cho công việc… rất nhiều thứ còn dở dang, chưa kịp thực hiện thì tôi đã “bị dừng công việc”. Những dự định cho bản thân cũng từ đó mà tạm ngưng, tâm trạng lúc đó giống như bầu trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ bỗng dưng mây đen kéo đến và rồi một cơn mưa ngang qua. Tôi vẫn tích cực, vì khi một cánh cửa này khép lại thì sẽ có nhiều cánh cửa khác mở ra, biết đâu sẽ đẹp hơn cánh cửa đã khép.
Đã quen rồi những ngày gặp mặt đồng nghiệp, bạn bè để cùng ăn trưa, tám chuyện hay những buổi cà phê… Bây giờ thì tuyệt đối không được la cà phố xá, chỉ ra đường khi cần thiết, vì sự an toàn của bản thân và hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ. Thay vì gặp mặt trực tiếp, giờ chỉ có thể nhìn nhau qua ảnh đại diện trên facebook hoặc những lần gọi video.
Chúng ta không ai biết trước được ngày mai, mọi thứ bị tạm hoãn “cho đến khi có thông báo mới”, vì Covid-19. Nhưng đừng thất vọng, “sau cơn mưa, trời lại sáng”, dịch bệnh cũng sẽ qua, rồi những mong muốn, dự định lại tiếp tục được thực hiện. Thời gian ở nhà chính là cơ hội để tiếp tục tự học, đầu tư, nuôi dưỡng cho những dự định của bản thân được lớn hơn và có động lực, quyết tâm thực hiện.
Ảnh nguồn unsplash, bởi Saulo Mohana
Đi làm cả ngày, nên hầu như chúng ta ít quan tâm đến sức khỏe của chính mình, tôi cũng vậy. Cả ngày ngồi làm việc tại văn phòng đã khiến vùng bụng của tôi thêm vài cân mỡ thừa, đôi khi lại đau mỏi ở lưng và vai. Bước qua đầu tháng kế tiếp, tôi dự định sẽ đi tập gym để nâng cao sức khỏe, giày thể thao và quần áo đã chuẩn bị xong. Thế mà, chưa bước đến phòng tập, bộ quần áo còn chưa kịp mặc thì đã phải ở nhà.
Chính vì “ở nhà là yêu tổ quốc” nên tôi có nhiều thời gian dành cho gia đình, thưởng thức những bữa ăn cùng người thân mà tôi vẫn hay bỏ lỡ. Tôi thường về đến nhà khi mọi người đã dùng xong bữa tối hoặc ăn bên ngoài vào những ngày cuối tuần cùng bạn bè. Tôi nhận ra, gia đình vẫn là tổ ấm quý báu nhất mà chúng ta vẫn thường hay quên đi vì sự bận rộn của chính mình. Tôi trò chuyện cùng mẹ nhiều hơn, gần gũi với nhỏ em vẫn còn đang “nghỉ tết”, chơi đùa cùng đứa cháu trai, khiến cho tôi cảm giác như được trở về với những ngày tháng còn là đứa trẻ không lo âu, suy nghĩ. Không biết thời gian được ở gần với gia đình đến lúc nào, vì mọi hoạt động sẽ trở lại và tôi cũng quay lại với những việc thường ngày khi hết dịch. Có lẽ, đây là những giây phút quý báu chúng ta cần trân trọng vì được bên cạnh những người thân yêu. Nếu có ai đó phải hủy bỏ chuyến đi du lịch cùng gia đình vì Covid-19, thì hãy xem đây là thời gian được “nghỉ dưỡng” tại nhà.
“Bạn sẽ làm gì khi hết dịch?” Tôi sẽ đi cắt lại mái tóc. Tiếp theo là tìm một công việc ở một công ty mới hoặc sẽ quay lại công ty cũ nếu bộ phận nhân sự gọi điện đến và ngỏ lời mời trở lại làm việc. Tìm một công việc đúng với sở trường, chuyên môn và khả năng của bản thân không phải là chuyện dễ và tìm việc làm chính là ưu tiên hàng đầu của tôi khi hết dịch. Nhưng để tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, thì không thể nào đi phỏng vấn với một mái tóc rối bời.
Khi có được một công việc và mức thu nhập ổn định thì tôi mới có đủ khả năng để tiếp tục thực hiện những dự định tiếp theo trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn, học thêm những khóa học để hỗ trợ cho công việc và thậm chí là một chuyến đi du lịch… Chắc chắn sẽ có rất nhiều điều cần được thực hiện sau một kỳ nghỉ dài, hãy lên kế hoạch để những dự định không bị động và trì hoãn khi hết dịch.
Ảnh nguồn Unsplash, bởi Chander R
Để cơ thể bạn có một hệ miễn dịch tốt, ngăn ngừa mọi sự tấn công của virus từ môi trường bên ngoài và rèn luyện để nâng cao sức khỏe là điều rất cần thiết. Bảo vệ sức khỏe không chỉ trong mùa Covid-19 mà còn cả những ngày thường, có sức khỏe chúng ta mới tiếp tục làm việc và thực hiện những mong muốn trong cuộc sống. Dành thời gian tập thể dục mỗi ngày là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe, thư giãn và giúp não bộ hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần có sự cân bằng giữa thời gian làm việc và các mối liên hệ với bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là với những người thân trong gia đình. Sau khi hết dịch, là lúc bạn và tôi cần cân bằng lại thời gian với công việc, học tập, bạn bè và nhất là gia đình.
Bạn có bao giờ tự hỏi: Niềm vui tột cùng của một người có thể là gì? Giây phút vui mừng nhất trong đời bạn là lúc nào?
Nguồn: vnexpress.net
Họ reo hò “Vui quá, vui quá… âm tính rồi…!” Họ vui mừng vì họ không mang trong người con vi-rút kinh khủng ấy nữa.
Trong cơn lốc của đại dịch COVID-19, chúng ta bị bủa vây bởi những lo lắng, hoảng sợ, và bất an. Nhưng giữa cơn lốc đó, tia sáng hy vọng đã đến: Tin về những người bệnh nhân được bình phục và xuất viện khỏe mạnh.
Bạn có thấy niềm vui đó thật đặc biệt không?
Rất nhiều bệnh nhân khi bước ra khỏi khu cách ly điều trị bệnh đã vô cùng xúc động và cảm ơn những y bác sĩ đã cứu họ từ cõi chết trở về, cho họ một sự sống thứ hai. Niềm vui khi được chữa khỏi bệnh tật, được thoát khỏi sự chết rình rập thật đặc biệt.
Có rất nhiều khoảng khắc chúng ta trải nghiệm sự vui mừng bước đi trong đời. Khoảnh khắc vui mừng đơn sơ của con trẻ khi được ăn những viên kẹo yêu thích. Vui mừng khi thi đậu vào ngôi trường mơ ước. Vui mừng khi được lên lương. Vui mừng được kết hôn với người mình yêu thương. Vui mừng bên mâm cơm cùng gia đình sau ngày làm việc vất vả…
Nguồn: Zingnews
Bạn nghĩ sao nếu trải nghiệm khoảnh khắc của niềm vui lớn nhất?
Nếu chúng ta nói niềm vui khi được khỏi bệnh là niềm vui lớn nhất thì đồng nghĩa với việc bệnh tật là thứ đáng sợ với chúng ta phải không? Rõ ràng vậy, vì bệnh tật dẫn đến sự chết. Cái chết làm chúng ta tê liệt trong sợ hãi.
Có một thứ vi-rút khác còn đáng sợ hơn cả SARS-CoV-2. Vi-rút này đáng sợ bởi lẽ nó tồn tại ở bên trong mỗi người chúng ta, nhưng đa số chúng ta không nhận biết nó, hoặc phớt lờ nó, hoặc chấp nhận nó. Nó có sức mạnh hủy hoại và khiến con người đến sự chết vĩnh viễn, còn kinh khủng hơn cả con COVID-19…
Tên vi-rút là “TỘI LỖI”.
Nghe đến “TỘI” thường chúng ta sẽ nghĩ đến những hành vi phạm tội gây nguy hiểm đến xã hội như giết người, cướp của, hãm hiếp, bắt cóc, tống tiền v..v… Tuy nhiên, có những thứ tội thoáng nhìn qua chúng ta tưởng chừng như chúng không gây hại, không sao đâu, nhưng cuối cùng nó dẫn đến kết cục của sự chết.
“Sự chết” ở đây không phải chỉ là cái chết về thể chất, nó là sự chết trong tình cảm, trong hôn nhân gia đình, trong mối quan hệ với cha mẹ, bạn bè hoặc sự chết trong sự nghiệp, tài chính…Nó là một sợi dây trói vô hình khiến cuộc đời của chúng ta phải đắm chìm trong đau khổ, trong tuyệt vọng, bất an, thà chết đi còn hơn sống.
Bạn hãy thử suy ngẫm nhé: Lừa dối, ngoại tình sẽ đem đến sự chết trong cuộc hôn nhân. Hỗn xược không vâng lời làm chết đi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Lời nói xấu, đoán xét người khác làm chết đi mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp…
Vi-rút tội lỗi thực sự đem đến kết quả sự chết như vậy thì chẳng phải sẽ có một niềm vui mừng rất lớn khi được chữa khỏi con vi-rút này?
Sự vui mừng đó là niềm vui của một người được tha thứ và thoát khỏi mọi tội lỗi, của một người đã bị lãnh án tử hình mà được ân xá, của một người tưởng như đã chết mà nay lại được sống! Đây chính niềm vui đặc biệt của một người khi hiểu và nhận biết về ý nghĩa của sự Phục Sinh.
Nguồn: cruxnow.com
Lễ Phục Sinh là ngày mà những Cơ Đốc nhân trên toàn thế giới vui mừng kỉ niệm vì đó là ngày mà Chúa Giê-xu đã từ kẻ chết sống lại. Chúng ta hẳn đều biết rằng Chúa Giê-xu đã Giáng sinh để cứu nhân loại. Ngài đã sống trong thế gian này 33 năm nhưng sau đó Chúa đã phải chịu đóng đinh trên thập tự giá. Khi Chúa bị treo trên thập tự giá, những người theo Ngài đều vô cùng ngạc nhiên và đau buồn. Họ không thể hiểu được vì sao Chúa lại chết? Chúa đã chết rồi thì làm sao có thể cứu rỗi nhân loại được nữa đây?
Đúng là Chúa đã phải chịu chết một cách đau đớn trên thập tự giá để trả cái giá của tội lỗi cho nhân loại. Thế nhưng Ngài không chết mãi! Ba ngày sau khi Chúa Giê-xu chết, người ta đã vô cùng bàng hoàng và ngạc nhiên khi nghe tin Chúa Giê-xu đã sống lại (đã phục sinh) từ kẻ chết. Đây là điều vô cùng kinh ngạc với toàn bộ loài người vì từ trước đến nay chưa từng có một ai sống lại từ kẻ chết. Sự sống lại (phục sinh) của Chúa Giê-xu đồng nghĩa với việc Chúa Giê-xu đã vượt qua sự chết và Ngài có thể làm cho những điều đã chết được sống lại. Điều này cũng có nghĩa là Chúa Giê-xu có thể khiến cho những điều đã “chết” trong cuộc đời của chúng ta được sống lại. Những mối quan hệ đã chết, những lãnh vực đã hoàn toàn mất hy vọng thì Chúa đều có thể khiến cho nó được sống lại một lần nữa!
Nguồn: Unsplash
Nhưng có một điều kiện để chúng ta được kinh nghiệm sự phục sinh của Chúa Giê-xu trên cuộc đời của chúng ta đó là chúng ta cần ăn năn những tội lỗi, những sai lầm mà chúng ta đã gây ra trong quá khứ.
Bạn ơi, hãy ăn năn những lỗi lầm của mình, hãy đến với Chúa Giê-xu để Ngài giúp bạn được phục hồi lại trong các mối quan hệ, trong bất cứ lãnh vực nào đang gặp khó khăn trong cuộc đời của bạn! Bạn sẽ trải nghiệm niềm vui lớn nhất, thoát khỏi sự chết, từ ngày hôm nay cho đến đời đời!