Sự phát triển cảm xúc & xã hội ở trẻ em và thanh thiếu niên

Sự phát triển về mặt xã hội hay cảm xúc bắt đầu bằng sự gắn kết giữa đứa trẻ và người chăm sóc. Mối liên kết chính thường với người mẹ, và với sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các ông bố trong việc chăm sóc trẻ, sự gắn kết với bố cũng phổ biến hơn.

Cái nhìn đầu tiên giữa mẹ và đứa bé sơ sinh bắt đầu quá trình hình thành sự gắn bó giữa một đứa trẻ và người chăm sóc chính. Mối liên kết lành mạnh là điều cần thiết vì nó cung cấp cho trẻ cảm giác an toàn và yên tâm. Trước đây người ta đã nghĩ sự gắn bó này được hình thành trong những tháng đầu đời, nhưng ngày nay chúng ta biết rằng nó có thể hình thành ở các giai đoạn phát triển sau này như trong mối liên kết giữa cha mẹ nuôi và những đứa trẻ được nhận nuôi.

Khi một đứa trẻ đói, tã bẩn hoặc cảm thấy bất an, nó giao tiếp bằng cách khóc. Khi cha mẹ tìm ra những gì trẻ cần và đáp ứng nhu cầu đó, cảm giác tin tưởng cơ bản được xây dựng và trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm.

Dần dần cha mẹ bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa những tiếng khóc của trẻ và có thể đáp ứng nhanh hơn, bình tĩnh hơn với nhu cầu về thể chất hoặc cảm xúc của trẻ. Điều này cho thấy cha mẹ đang trở nên hòa hợp với đứa trẻ. Khi trẻ lớn lên và phát triển, cha mẹ vẫn cần phải quan tâm đến các nhu cầu và đặc điểm riêng của trẻ để có thể đáp ứng trẻ một cách thích hợp với sự thông hiểu, vững chãi và hướng dẫn để giúp chúng học cách tự đương đầu và cân bằng cảm xúc. Trẻ em khác nhau về khả năng điều chỉnh cảm xúc do tính khí thất thường nhưng khi chúng cảm nhận được sự đồng cảm và xoa dịu từ cha mẹ và được dạy cách tự làm dịu và đương đầu, chúng sẽ trở nên tốt hơn và não của chúng sẽ được rèn luyện để tự động phản ứng phù hợp với các tình huống.

Một khía cạnh khác của sự phát triển xã hội và cảm xúc là sự hình thành cái tôi và lòng tự trọng. Trẻ em rất sớm phản ứng với hành động của người khác.Nếu cha mẹ cười với điều gì đó trẻ làm, chúng cũng sẽ cười và lặp lại việc đó. Nếu trẻ em bị mắng hoặc thấy cha mẹ cau mày, chúng sẽ rút lui. Khi trẻ đấu tranh để học một kỹ năng mới, và chúng nhận được sự khuyến khích và ủng hộ, chúng sẽ tiếp tục cố gắng cho đến khi thành thạo kỹ năng này. Chúng sẽ tự nhiên vui hưởng thành quả của chúng. Sau đó, chúng cảm thấy tự tin và sẽ thử những điều mới mẻ. Mặt khác, nếu đứa trẻ được đưa ra những phản hồi tiêu cực như là “Việc dễ vậy có gì hay đâu? Có mắc lỗi gì không?” và không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào, chúng sẽ thất vọng, cảm thấy bị đánh bại và nghĩ rằng chúng không đủ năng lực. Một đứa trẻ đã trải qua điều này sẽ dễ dàng từ bỏ những nhiệm vụ mới và thể hiện sự tức giận đối với bản thân. Chúng thậm chí từ chối thử thách. Đó là cách một đứa trẻ phát triển cái tôi tích cực hay phát triển tiêu cực với lòng tự trọng thấp.

Sự phát triển xã hội hay cảm xúc cũng bao gồm sự phát triển đạo đức. Trẻ học những hành vi nào được chấp nhận và những hành vi nào được xem là không thể chấp nhận được. Trẻ sẽ học nhanh hơn khi được biết lý do tại sao hành vi không được chấp nhận và cần phản ứng thế nào trong một tình huống nhất định. Trẻ em có khả năng phát triển những kỹ năng này trong quá trình lớn lên. Cha mẹ nên biết những gì được coi là phù hợp với lứa tuổi của con mình để chúng không mong đợi quá nhiều hoặc quá ít.

Ảnh từ Pexels

Cuối cùng, con người chắc chắn là có tính xã hội cao. Trẻ em cũng thế. Một số trẻ dường như có kỹ năng xã hội tốt hơn. Cha mẹ không chỉ khuyến khích giao tiếp xã hội mà thường xuyên tham gia vào các tương tác xã hội với con cái. Một số trẻ cần cha mẹ giúp để phát triển cảm xúc phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những tình huống xã hội mới và dạy chúng cách tương tác phù hợp. Để được xã hội chấp nhận, trẻ em cần học cách cư xử trong môi trường xã hội. Đối với một số trẻ em, những điều này đến gần như tự nhiên trong khi những trẻ khác sẽ cần sự giúp đỡ và khuyến khích.


Nguồn: Child Development Institute
Dịch: Janebie

Xem thêm

Chưa có bình luận nào, bạn có muốn trở thành người đầu tiên?


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *