Tôi được 14 tuổi và tôi đã từ bỏ mạng xã hội sau khi khám phá ra những gì đã đăng tải về tôi.

toi va mang xa hoi

Sonia Bokhari đã tham gia mạng xã hội lần đầu khi lên lớp 8, em đã phát hiện rằng mẹ và chị mình đã đăng tải về mình suốt thời gian qua.

“Haha, vui nhỉ!” Người chị 21 tuổi của tôi sẽ bình luận khi chị ta thấy cập nhật mới nhất của mẹ tôi trên Facebook hay Twitter. Mạng xã hội đã trở nên không thể thiếu trong đời sống xã hội của chị gái tôi từ khi chị 13 tuổi. Chị ấy liên tục đăng tải trên Twitter và Facebook suốt gần chục năm.

Ba mẹ tôi từ lâu đã quy định rằng các chị em tôi và cả tôi sẽ không được phép sử dụng mạng xã hội đến khi chúng tôi được 13 tuổi, cũng khá trễ, khi so sánh với những đứa đồng trang lứa. Tụi nó đã bắt đầu vào Instagram, Wattpad, và Tumblr khi chúng lên 10 tuổi.

Còn tôi thì thỉnh thoảng cũng tò mò không biết chị tôi cười và bình luận gì, và mấy đứa bạn tôi thì “thích” về cái gì. Thật tình, tôi đã không có nhiều hứng thú với mạng xã hội, và vì tôi không có điện thoại thông minh, cũng không được phép tham gia bất cứ trang mạng nào đến khi tôi đủ 13 tuổi. Nó đã không phải là vấn đề lớn đối với tôi.

Rồi vài tháng sau, khi tôi đã tròn 13 tuổi, mẹ tôi đã bật đèn xanh cho tôi, tôi đã gia nhập Twitter và Facebook. Tất nhiên, chỗ đầu tiên tôi đến là tài khoản của mẹ. Lúc đó là khi tôi nhận ra rằng dù đây là lần đầu tiên tôi được sử dụng mạng xã hội, nhưng những hình ảnh và những câu chuyện về tôi đã xuất hiện từ rất lâu trên ấy. Khi tôi nhìn thấy các bức hình mà mẹ đã đăng mấy năm trước, tôi hoàn toàn thấy xấu hổ, và cảm thấy bị phản bội.

Ở trên đó, mọi người đều thấy công khai hết tất cả những giây phút đáng xấu hổ của tôi thời thơ ấu, như lá thư tôi viết cho cô tiên răng lúc tôi 5 tuổi, những hình ảnh tôi khóc khi chập chững tập đi, ngay cả những hình ảnh các kì nghỉ của tôi năm 12, 13 tuổi mà tôi không hay biết gì. Giống như là cả cuộc đời tôi đã thành phim tư liệu trên Facebook của mẹ, mà trong 13 năm tôi chẳng biết biết tí gì.

Tôi có thể hiểu tại sao mẹ lại đăng tải chúng trên ấy, là cho những người bà con của gia đình tôi và các bạn của mẹ. Nhưng đối với tôi đó là điều nhục nhã. Lướt qua các tweet của chị tôi, tôi nhận ra chị tôi đã cười điều gì. Chị ấy thường xuyên trích dẫn những lời tôi nói, hầu như tất cả những gì tôi đã nói với với chị ấy mà chị ấy cho là buồn cười. Kể cả những điều tôi không nghĩ rằng chị ấy có thể đăng tải trên mạng.

Tôi chỉ vừa bước sang tuổi 13, tôi nghĩ mình chỉ mới bắt đầu các trải ngiệm trên mạng, nhưng sự thật thì đã có hàng trăm bức hình và câu chuyện về tôi đã được đăng và ở trên mạng mãi mãi, dù tôi có muốn hay không, và không thể kiểm soát nó. Tôi đã nổi sung, tôi thấy như mình bị phản bội và lừa dối.

Tôi dành thời gian để bình tĩnh lại, rồi nói với mẹ và chị tôi: “Mẹ và chị đừng làm như thế nữa nếu không có sự đồng ý của con”. Kể từ đó trở đi họ không còn đăng tải gì về tôi mà không có sự đồng ý của tôi nữa. Tôi phải thừa nhận rằng, tôi cảm thấy như sự riêng tư của tôi bị xâm phạm, vì họ không có quyền chụp hình tôi hay trích dẫn lời tôi trên Facebook và Twitter mà tôi không đồng ý.

Khi tôi nhìn thấy các bức hình mà mẹ đã đăng mấy năm trước, tôi hoàn toàn thấy xấu hổ, và cảm thấy bị phản bội.

Mẹ và chị tôi đã thật sự ngạc nhiên khi nghe những cảm nhận của tôi. Họ đã không nghĩ là tôi sẽ nổi giận vì điều đó, vì họ đã không có ý định làm tôi xấu hổ mà là để lưu lại tư liệu về những gì đứa con gái, em gái bé bỏng của họ làm trong lứa tuổi mẫu giáo và niên thiếu.

Tuổi thiếu niên thường nhận nhiều lời cảnh báo là chúng không đủ trưởng thành để hiểu rằng những gì chúng đăng trên mạng là lâu dài, nhưng các phụ huynh cũng nên xem lại cách mình sử dụng mạng xã hội và nó có thể ảnh hưởng như thế nào trên đời sống con cái họ khi chúng lớn lên.

Những tháng sau khi tôi phát hiện ra sự xuất hiện trái phép của tôi trên mạng xã hội, tôi trở nên tích cực hơn trên Facebook and Twitter. Nhưng sau khoảng 9 tháng trải nghiệm mạng xã hội, tôi đã thật sự suy nghĩ nghiêm túc đến những dấu chân kỹ thuật số mà tôi đã để lại.

Cứ mỗi tháng 10, trường tôi lại tổ chức một loạt các buổi thuyết trình về những dấu vết kỹ thuật số và an ninh mạng. Những người diễn thuyết đến từ một tổ chức gọi là OK2SAY, giáo dục và giúp đỡ trẻ thành niên về sự an toàn khi lên mạng, họ nhấn mạnh rằng chúng tôi không bao giờ nên đăng điều gì tiêu cực về ai đó, hay những hình ảnh không thích hợp và không được chấp thuận.

Bởi vì nó có thể gây tác động tiêu cực đến quãng đời học sinh và những cơ hội việc làm trong tương lai của chúng tôi. Họ cũng cảnh báo chúng tôi về những kẻ trục lợi trên mạng, là điều luôn khiến tôi thấy căng thẳng mỗi khi lên mạng, vì tôi có thể lướt qua profile của bất cứ ai tôi không quen biết nhưng lại chính là kẻ muốn hãm hại tôi. Nhưng từ khi tôi không còn liên lạc với người lạ và chia sẻ những thông tin cá nhân trên mạng, tôi không còn phải lo lắng như vậy nữa.

Trong khi tôi không đăng tải điều tiêu cực nào trên tài khoản của mình, cùng với những cuộc thảo luận kia, và những gì tôi phát hiện đã đăng về mình, nó đã thúc đẩy tôi nghiêm túc nghĩ về hành vi của tôi trên mạng có thể gây ảnh hưởng đến tương lai mình.

Mặc cho những gì đã xảy ra với mẹ và chị gái, tôi đã phạm phải một trong những sai lầm thông thường, tất cả tài khoảng mạng xã hội của tôi đều là công khai. Nên tôi lập tức đưa nó về trạng thái riêng tư. Tôi tắt các chức năng xác định vị trí của mình. Rồi tôi xóa tất cả những đăng tải của mình. Tôi nhận ra rằng sử dụng mạng xã hội ở tuổi 13 không phải là điều hay, dù tôi không nghiện nó mà sử dụng nó đúng mực. Tài khoản tôi hiện nay ở trong trạng thái tĩnh và không kích hoạt. Tôi có kế hoạch sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình trong tương lai, có thể là sau khi tôi tốt nghiệp trung học.

Đó có thể là một bước ngoặc ở tuổi 13 và chọn lựa cách ly mạng xã hội. Nhưng những trải nghiệm xảy ra với những người thân và những cánh báo, những câu chuyện kinh hãi tôi được nghe ở trường đã đủ để thuyết phục tôi xa rời mạng trong thời gian này. Tôi không thấy mình bị thiếu hụt phần nào trong đời sống xã hội của mình, mà tôi lại thấy rằng mình được ngăn ngừa khỏi những nguy cơ cho lứa tuổi của mình.

Tôi cũng có thêm nhiều cơ hội hơn để giao tiếp không cần thế giới kỹ thuật số, đặc biệt trong gian đoạn giữa tiểu học và bước vào trung học này có nhiều chương trình ngoại khóa và những nhóm cho sinh viên gặp gỡ và giao tiếp với nhau. Các bạn tôi cho rằng tôi là kiểu “cô ấm” và lạc hậu vì không dùng mạng xã hội, nhưng chúng nó vẫn đối xử với tôi như xưa, và cách tôi thực hành sự thận trọng đã gây ảnh hưởng, chúng cũng thử làm theo để giữ an toàn khi lên mạng.

Các bạn tôi là những người dùng mạng xã hội tích cực, nhưng tôi nghĩ chúng giờ đã thận trọng hơn trước. Chúng không chia sẻ định vị hay đăng cả tên họ mình công khai mà giữ chúng riêng tư. Tôi nghĩ thế hệ chúng tôi cần phải trưởng thành và có trách nhiệm hơn thế hệ cha mẹ chúng tôi, thậm chí ngay cả thiếu niên và thanh niên, trung học và đại học.

Ví dụ như Instagram là một trong những kênh xã hội thông dụng của mọi người ở trường tôi, nhưng ngay cả những ai thường xuyên đăng tải so với cách đây vài năm cũng đã ý thức hơn việc thông tin trên mạng khiến chúng ta nghiện như thế nào. Chúng tôi đã thận trọng hơn người đi trước.

Chúng tôi cũng là thế hệ kế cận của những kỹ sư, những nhà đổi mới, và chúng tôi ý thức rõ việc đào thông tin và quyền riêng tư đang trở nên tồi tệ ra sao nếu người ta tiếp tục thờ ơ.

Đối với thế hệ chúng tôi, ẩn danh không còn là sự chọn lựa. Thường thì việc chúng ta có mặt trên mạng xã hội còn sớm hơn việc chúng ta biết nói. Tôi mừng là mình đã sớm khám phá việc đăng tải trên mạng có nghĩa gì. Và dù tôi bị sỉ nhục bởi những thứ mà tôi phát giác mẹ và chị đã đăng về mình trên mạng, nhưng nó mở ra một cuộc trò chuyện với họ, và tôi nghĩ các phụ huynh khác cũng nên làm vậy. Và quan trọng là nó khiến tôi có ý thức rằng tôi muốn sử dụng mạng xã hội trong hiện tại và tương lai như thế nào.


Nguồn: Fast Company Compass

Xem thêm

Chưa có bình luận nào, bạn có muốn trở thành người đầu tiên?


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *