Sợ hãi đang bao trùm khắp nơi như dịch Covid-19 trong thời gian khó khăn này. Nhưng niềm tin vào điều tốt đẹp sẽ đến, ngay cả từ những điều chúng ta không thể kiểm soát, chính là liều thuốc hy vọng mà chúng ta đang cần.

Càng lớn, tôi càng đam mê khủng khiếp những vấn đề liên quan đến bệnh tật, đau ốm. Về sau tôi đã đến bệnh viện Nhi đồng rất nhiều lần. Làm công việc phẩu thuật trong bệnh viện chắc hẳn đã để lại trong tôi dấu ấn tâm lý, tôi vừa kinh hãi vừa vô cùng tò mò về bệnh tật và ảnh hưởng của nó đối với cơ thể con người.
Bộ phim Contagion (Sự Truyền Nhiễm) năm 2011 có một dòng giới thiệu mà tôi thấy vừa như lời tiên đoán vừa hợp lý: “Không có gì lây lan như nỗi sợ hãi”. Bộ phim xoay quanh những nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc và cách chữa một căn bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc và cách mà các quan chức y tế chạy đua để tìm hiểu thêm về căn bệnh này.
Ngoài cuộc đua hồi hộp để theo dõi loại virus biến đổi nhanh chóng, phần yêu thích của tôi về bộ phim là khía cạnh con người. Khi căn bệnh lây lan, mọi người trở nên sợ hãi và không tin tưởng nhau. Sự hoảng loạn lan rộng, xã hội trở nên nặng nề hơn và cuối cùng bị tê liệt vì tỷ lệ tử vong tăng vọt và mọi người tự cô lập lẫn nhau.

Tất nhiên đây chỉ là một bộ phim tâm lý xã hội về dịch bệnh và nỗi sợ hãi. Nhưng những dòng giới thiệu vẫn áp dụng được cho ngày hôm nay.
Không có gì lây lan như nỗi sợ hãi.
Cơn dịch lây lan đáng kể đầu tiên mà tôi nhớ là đại dịch H1N1 năm 2009, khi một vài đứa trẻ trong lớp sáu của tôi cáo buộc tôi mang bệnh vì tôi là người Mexico. Họ cô lập tôi và tôi chỉ có thể quay cuồng trong nỗi hoang mang bởi vì những con người thường lo lắng và sợ hãi dịch bệnh đang liên kết tôi với căn bệnh mà chẳng liên quan gì đến tôi – ngoại trừ nguyên quán của tôi là nơi bắt nguồn của virus.
Nhưng giai đoạn này đã dạy tôi rằng sự phấn khích hoặc sợ hãi về một căn bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến việc vội vã đưa ra kết luận phi lý và liều lĩnh. Điều này đã xảy ra với dịch Ebola, và bây giờ là khắp mọi nơi vì Covid-19.
Tôi thừa nhận rằng đã có lúc quan tâm và “hứng thú” khi nghe về loại Virus Vũ Hán ở Trung Quốc, hay khi xem báo cáo về các quốc gia mới xuất hiện dịch bệnh. Nhưng một khi dịch Covid-19 đi vào thành phố của tôi, chúng tôi phải làm việc ở nhà, trường học đóng cửa và mối đe dọa trở thành một thực tế. Dường như mọi thứ đều ngưng trệ chỉ trong một ngày.
Sự phấn khích hoặc sợ hãi về một căn bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến việc vội vã đưa ra kết luận phi lý và liều lĩnh.
Trong khi các kênh truyền thông “được mùa” tin tức thì vô số người đang sợ hãi. Và giữa đám đông người tích trữ giấy vệ sinh và nước rửa tay, vẫn có những người đang cố gắng lấp đầy phương tiện truyền thông xã hội của họ bằng những thông tin hữu ích để làm dịu nỗi sợ hãi, và cũng không thiếu những người tìm cách chính trị hóa đại dịch này. Tôi tự hỏi điều gì có thể dẫn hướng tôi khỏi giai đoạn báo động này?
Hai điều: lẽ thường tình và hy vọng.
Lẽ thường chính là ý thức mà tôi thực sự kiểm soát được: tôi có trách nhiệm với sức khỏe cá nhân của mình và cả giảm thiểu rủi ro cho những người xung quanh. Điều này có nghĩa là lắng nghe các quan chức y tế phản ứng với dịch Covid-19, cũng như tự ý thức giữ vệ sinh và các quy tắc sạch sẽ. Mục tiêu là góp phần để đối phó với đại dịch. Điều này cũng có nghĩa là từ chối mọi khuynh hướng sợ hãi vô lý hay những hành động xuất phát từ nỗi sợ, thay vào đó là hành động dựa trên thực tế của những gì thực sự diễn ra sau sự kiện Covid-19.
Không có gì chặn đứng nỗi sợ hãi bằng hy vọng.
Hy vọng, cụ thể là niềm hy vọng trong Cơ đốc, có nghĩa là tin tưởng rằng điều tốt đẹp sẽ đến từ những gì nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tin tưởng rằng Chúa sẽ ban sự kiên cường cho những người đang chịu đau đớn, ban sự vững an cho những người gặp rủi ro, an ủi những người đau buồn, mất mát và ban khôn ngoan cho những người đang trực tiếp ngăn chặn dịch bệnh Covid-19. Hy vọng có nghĩa là luôn nhắc nhở bản thân rằng ý muốn Chúa là tốt đẹp, rằng tôi có thể mạnh mẽ và can đảm nhờ Ngài, ngay cả khi tôi là một sinh viên hay công nhân thất nghiệp.
Dịch bệnh này sẽ qua. Và thời gian khủng hoảng này sẽ hết.
“Không có gì lây lan như sợ hãi”, nhưng không có gì chặn đứng nỗi sợ hãi bằng hy vọng.
Bây giờ không phải là lúc để hoảng loạn hay sợ hãi. Bây giờ là lúc để có trách nhiệm, sống có lương tâm, ý thức và hy vọng. Hãy để hy vọng là điều duy nhất chúng ta lan truyền trong thời kỳ bệnh tật và sợ hãi.
“Chẳng phải Ta đã truyền phán với con sao? Hãy mạnh dạn, can đảm! Chớ run sợ, chớ kinh hãi! Vì Đức Chúa Trời của con vẫn ở cùng con trong mọi nơi con đi”. (sách Giô-suê chương 1 câu 9)
Nguồn: convivium.ca
Dịch: Janebie
Chưa có bình luận nào, bạn có muốn trở thành người đầu tiên?