bởi John Townsend
Trẻ nhỏ sở hữu một sự pha trộn phức tạp giữa các tính cách đầy thú vị và thách thức. Về mặt tích cực, trẻ từ 2 đến 8 tuổi đáng yêu, vui vẻ và đầy năng lượng. Mặt ít tích cực hơn, chúng khá kỳ quặc, bốc đồng và bướng bỉnh – đôi khi có cùng cả 2 mặt đó.

Vậy nên, bạn làm thế nào để cải thiện những thách thức đa dạng giữa bạn và con? Hãy cố gắng đặt ra các giới hạn. Sau đây là bốn bước thiết lập giới hạn để giúp bạn lèo lái các hành vi thách thức của con mình.
1. Truyền tải tình yêu thương
Trên tất cả, các con của bạn cần biết rằng chúng được yêu thương. Truyền tải tình yêu thương là nền tảng cho mọi sự lành mạnh và phát triển trong mối quan hệ giữa cha-mẹ và con cái. Tình yêu được thể hiện sẽ giúp cho con cái cảm nhận sự an toàn cần thiết để có thể học về các ranh giới mà không cảm thấy choáng ngợp hay khước từ.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng đó không đơn giản là viết xuống ”hãy yêu thương con cái”, nhưng là “hãy truyền đạt tình yêu thương”. Hãy chắc rằng mình truyền đạt tình yêu thương theo cách mà con cái bạn có thể hiểu và được trải nghiệm thật sự. Hãy thực hành truyền tải tình yêu thương và thiết lập một nền tảng trong ý thức của con cái rằng “Tôi được an toàn và được quan tâm”.
Bạn có thể bước vào thế giới của trẻ mỗi ngày bằng việc chơi đùa trên sàn nhà cùng con và cho phép con tham gia vào các công việc hàng ngày của mình. Nhiều lần trong ngày, bạn dành thời gian toàn tâm toàn trí cho con (không bị phân tâm bởi các thiết bị thông minh), đặt câu hỏi cho con và lắng nghe con trả lời. Sau khi dành thời gian cho nhau, hãy nhìn vào mặt chúng và nói “Cha/mẹ thích chơi với con!” Trẻ có thể chưa phản hồi, nhưng chúng đang lắng nghe và ghi nhận trải nghiệm đó.
2. Thiết lập các quy định
Truyền thông rõ ràng với trẻ rằng hành vi nào là được và không được thấp thuận trong gia đình. Hãy đưa ra những kỳ vọng trong từng tình huống cụ thể, như “Cha/mẹ cần con đi ngủ trưa khi cha/mẹ yêu cầu mà không phải lý luận gì về việc đó”. Hoặc có thể viết ra một danh sách các ứng xử cơ bản trong gia đình mà bạn muốn củng cố với con cái mình. Ví dụ cách sử dụng từ ngữ, thực hành lập tức sự vâng lời, và bày tỏ hành xử tôn kính.

3. Cho phép sự tự do
Đây có thể là bước khó nhất. Đôi lúc, việc cho phép con cái bạn phạm sai lầm cũng cần thiết để chúng học từ nó. Đến một ngày, con cái bạn phải chịu trách nhiệm với những lựa chọn của mình, nhưng con cần có tự do để làm sai. Bạn càng ép con cái bạn làm hay không làm gì, hiệu quả sẽ càng kém đi. Hãy nhớ rằng bạn đang giúp cho con cái mình thiết lập tính tự chủ, chứ không phải từ sự kiểm soát của cha mẹ.
Điều này chắc chắn không áp dụng cho những thứ mà trẻ còn quá nhỏ không tự xử lý được. Bất cứ cha mẹ nào có đứa con 3 tuổi đang chạy lao ra đường đông đúc chắc hẳn sẽ bế nó lên để bảo vệ nó. Nhưng nếu trẻ chọn cách hét vào mặt bạn khi bạn yêu cầu trẻ dọn dẹp đồ chơi của mình, bạn cần cho trẻ biết nó có thể làm thế – nhưng kèm theo bước 4.
4. Thiết lập các hệ quả
Hệ quả là một kết quả của hành vi, tốt hoặc xấu. Những hệ quả bạn sử dụng cần là sự phản hồi với những gì con bạn làm, phản ánh câu nói “gieo gì gặt nấy” hay “gieo gió gặt bão”.
Một hệ quả tiêu cực hữu ích là điều khiến trẻ sẽ không vui nhưng nó không gây tổn hại đến trẻ. Ví dụ, đứa trẻ la hét sẽ cần thời gian suy nghĩ lại ở một căn phòng khác, hoặc mất khẩu phần tráng miệng hoặc mất quyền xem tivi. Hãy cân nhắc trước để chắc chắn những hệ quả đưa ra tương ứng với hành vi, mà không là phản ứng thái quá hoặc quá “đánh khẽ”.
Hãy nhất quán
Cuối cùng, hãy nhớ bám sát, bám sát và bám sát! Vì khi hành vi tiêu cực lặp đi lặp lại của trẻ làm bạn mệt mỏi, bạn sẽ bị thách thức không muốn đối diện hoặc khi cảnh báo trẻ mãi về những hậu quả mà không áp dụng kỷ luật. Tất nhiên, nếu cứ phản ứng như vậy sẽ vô tình dạy cho trẻ phớt lờ và qua mặt cha mẹ nó.
Ngay cả khi bạn mệt mỏi, bám đuổi các hậu quả với tình yêu thương. Hãy nhớ rằng làm cha mẹ như là một “lò luyện” cho những kết quả tương lai. Đó sẽ là một người thanh niên đáng mến, có trách nhiệm và chia sẻ, người sẽ tự lập trên con đường bước vào thế giới, và tìm kiếm các mối quan hệ, có mục đích, có ý nghĩa. Đó là cho tương lai, không phải một hiện tại “chảy xệ”.
Tiến sĩ John Townsend là một làm tâm lý lâm sàng, nhà trị liệu. Ông đã có gia đình và con cái, và là một diễn giả có danh tiếng. Để có thêm thông tin kiến thức về làm cha mẹ trẻ, hãy tìm đọc cuốn “Boundaries with Kids” (tạm dịch “Các Ranh Giới cho Trẻ Thơ”, đồng tác giả với Tiến sĩ Henry Cloud.
Nguồn: Focus on the Family
Chưa có bình luận nào, bạn có muốn trở thành người đầu tiên?