
Tôi làm việc cho Apple từ năm 1983 đến 1987, rồi sau đó là từ năm 1995 đến 1997. Dù tôi thường ví các giai đoạn làm việc này như là “2 tour trọng trách”, nhưng đó là vinh dự cho tôi khi được làm việc tại đây. Trong nhiều cách khác nhau, tôi được là chính tôi và được nơi làm việc như bây giờ là bởi vì Steve Jobs và hãng Apple.
Một ngày nọ hồi năm 1984, Jobs cùng với một người đàn ông xuất hiện tại căn phòng nhỏ của tôi, tôi không quen người này. Jobs đã không giới thiệu ông ta, vì Jobs không thuộc tuýp người giao tiếp lịch lãm. Thay vào đó, Jobs hỏi tôi “Cậu nghĩ gì về một công ty tên là Knoware?”
Đa số người ta thường sẽ nghĩ ngợi một hồi trước khi trả lời. Liệu tôi có bị đì khi đưa ra ý kiến chân thành (và khó nghe)? Hay tôi nên chỉ đưa ra câu trả lời trung lập và an toàn?
Tôi đã chọn sự thật
Tôi nói với Jobs rằng sản phẩm của công ty đó rất xoàng xỉnh, tẻ nhạt, và quá giản dị, và rằng công ty này không phải là chiến lược cho chúng ta. Rốt cuộc, họ đã không tận dụng giao diện đồ họa của Mac và những đặc điểm tân tiến khác nữa.
Tại Phòng Macintosh, bạn phải chứng tỏ mình hằng ngày, không thì Jobs sẽ đuổi việc bạn.
Guy Kawasaki –Tác giả cuốn “Gã Khôn Ngoan: Những Bài Học từ một Cuộc Đời”
Sau khi tôi công kích xong, Jobs bảo tôi “Tôi muốn cậu gặp ông Archie McGill, CEO của Knoware”. Tôi bắt tay ông ấy, rồi Steve nói với ông “Thấy chưa? Tôi đã bảo với anh như thế.”
Cảm ơn Steve.
Nếu tôi đã nói những điều tốt về những sản phẩm tồi của Knoware, Jobs đã có thể, nhẹ thì, cho tôi là chẳng hiểu biết gì, nặng thì có thể sự nghiệp của tôi tại Apple đã phải bị hạn chế. Thậm chí, anh ấy có thể bảo rằng tôi chỉ là đồ dỏm và đuổi tôi ngay hôm sau, hoặc ngay lúc ấy.

Tại Phòng Macintosh, bạn phải chứng tỏ mình hằng ngày, không thì Jobs sẽ đuổi việc bạn. Anh ta đòi hỏi sự xuất sắc và anh sẽ củng cố để bạn luôn ở tầm xuất cao nhất. Không dễ khi làm việc cho anh ấy, đôi lúc rất khó chịu và rùng rợn, nhưng điều đó tạo động lực khiến chúng tôi làm công việc mình cách tối ưu nhất.
Tôi sẽ không hoán đổi kinh nghiệm làm việc với anh ấy cho bất kì công việc nào khác tôi từng làm, tôi cũng nghĩ không ai trong Phòng Macintosh muốn hoán đổi.
Gian dối không đưa bạn tiến xa
Sau đây là những gì tôi đã học được trong kinh nghiệm làm việc tại Apple và làm việc với Jobs:
1. Nói sự thật: sự trung thực là một thử thách cho năng lực và phẩm chất của bạn. Bạn cần có trí tuệ để nhận ra điều gì là chân thật, và bạn cần sức mạnh để nói lên điều đó.
2. Người càng khôn ngoan, thì càng ước ao sự thật: nói rằng sản phẩm của họ tốt để tỏ ra tử tế hay tích cực sẽ không giúp cho họ cải thiện sản phẩm của mình, hơn nữa là không thể gây ấn tượng hay lừa những người như Jobs.
3. Sự trung thực không những tốt hơn, mà nó còn dễ hơn là gian dối: Chỉ có một sự thật, thế nên giữ tính kiên định sẽ giản đơn nếu bạn trung thực. Nhưng nếu bạn không trung thực, bạn phải bịa đặt ra một lời nói dối và phải cố bám giữ những gì đã nói.
Guy Kawasaki là Trưởng Phòng Truyền Bá cho công ty Canva. Trước đây, Kawasaki là Trưởng Phòng Truyền Bá cho Apple. Ông đã suất bản 14 cuốn sách, gồm “Khởi Thuật”, “Mê Hoặc”, “Sự Thật Bi Hài Về Giới Kinh Doanh”, tác phẩm gần đây nhất “Gã Khôn Ngoan: Những Bài Học từ Một Cuộc Đời”
Nguồn: CBNC
Chưa có bình luận nào, bạn có muốn trở thành người đầu tiên?