Không còn cô đơn nữa

Bạn có biết không, đôi khi tôi cảm thấy cuộc sống mình giống như một bộ phim nhiều tập thật dài chiếu vào các tối Chủ Nhật. Bạn có thể cười nhưng đó là sự thật. Bạn có thể tưởng tượng rằng bức tranh miêu tả cuộc sống tôi có thể được ghi dòng chữ “Bất Lực” giống như trong từ điển. Nhưng tôi cũng bắt đầu tin rằng bức tranh về đời tôi cũng có thể được đề chữ “Ân Điển”.
Ảnh bởi Johan Nilsson trên Unplash

Mọi sự bắt đầu lúc tôi 10 tuổi, khi ba tôi qua đời. Hai mươi bảy năm trôi qua toàn là những vấn đề trầm trọng trong gia đình, sự lạm dụng tình cảm, tình trạng lơ đễnh, tình trạng nạo thai, nhiều lần tôi thử tự kết liễu cuộc đời, và rồi tôi lại tiếp tục lạm dụng người chồng cũ của mình. Trong mọi khía cạnh của cuộc đời, những vấn đề do hoàn cảnh khó khăn khi tôi còn nhỏ. Mặc khác, tôi tự chọn đi theo lối sống để thích nghi với hoàn cảnh sống hiện tại của mình.

Một mẹ nuôi con, tôi cố gắng tạo nền tảng vững chắc cho Anh Đan (tên thật được giữ kín), con trai tôi. Tôi muốn nuôi nấng dạy dỗ nó thành người, tuy nhiên khi bước ra đời nó không thành người. Lúc nó mới 12 tuổi, nó bước theo con đường tự hủy mình. Nó bắt đầu từ những việc lặt vặt như là ăn cắp ở các cửa hàng. Rồi nó làm những việc trầm trọng hơn nhiều, và dẫn đến 4 tội ác và nhiều hành động phi pháp khác. Bây giờ nó 15 tuổi.

Vào năm 1998, tôi trở nên khánh kiệt, vì phí tổn tăng, và tôi không thể thanh toán các chi phí. Tôi không còn xe, nhưng có thể giữ lại ngôi nhà. Mọi điều càng ngày xuống dốc với Anh Đan. Nó bắt đầu đi đêm, hút thuốc phiện, uống rượu. Hầu như mỗi đêm, tôi sợ hãi, không những cho tính mạng Anh Đan mà cho bản thân mình nữa.

Suốt một thời gian ngắn vào mùa thu năm 1998, Anh Đan ở với anh trai tôi. Tưởng chừng như chúng tôi có nơi thoải mái vài tuần lễ, hóa ra là đồi bại nhất. Anh Đan phải chịu bệnh đồng tính luyến ái của anh tôi. Rõ ràng chỉ thêm vào cho nó những thói hư băng hoại. Không thể giải quyết hành động chống lại của con tôi, anh tôi đã tự sát 3 ngày trước Lễ Tạ Ơn 1998. Những người trong gia đình tôi chửi rủa Anh Đan và tôi vì tấn bi kịch đó. Họ từ chối thừa nhận những gì con trai tôi đã phải trải qua. Sau sự việc này, Anh Đan bắt đầu hành động hủy hoại bản thân nhiều hơn, bị nhà trường đuổi học hai lần, và cuối cùng bị bắt vì vi phạm biên chế và bị bỏ tù vào ngày 23/10/1998. Nó được đưa vào khoa cải tạo thanh niên, trong một trại giam cho thiếu niên.

Như vậy là Giáng Sinh đó nó không có mặt ở nhà, khi chúng tôi chờ lệnh thế chỗ nó theo chương trình phạm nhân thiếu niên. Những ngày nghỉ lễ thật khó khăn. Tôi lại nghĩ đến cũng thời gian này hồi năm ngoái. Lúc đó, tôi có một người đặc biệt trong cuộc đời mình. Tôi đã hình dung tất cả những điều mà tôi cần làm cho đời mình hoàn hảo. Rồi một năm sau, tôi chỉ có một mình vào Lễ Giáng Sinh – lần đầu tiên trong đời. Anh Đan thì ngồi trong tù. Gia đình tôi không nói gì với tôi.

Ảnh bởi Patrick Brinksma trên Unplash

Tôi vẫn dằn vặt để hiểu tại sao những sự việc này lại xảy đến với tôi, và tại sao nó vẫn tiếp tục xảy ra. Nhưng bây giờ tôi hiểu được Chúa đang làm gì. Từng được chăm sóc là một tín đồ và được nhà thờ xác nhận lúc 13 tuổi, tôi thật chưa bao giờ kinh nghiệm Chúa cách riêng tư. Hầu như tôi luôn hành hạ cuộc đời mình.

Nhưng vào tháng 8/1998, tôi đi qua cửa một nhà thờ, và lúc đó tôi cảm thấy một điều gì đó khác hơn trước đây. Tôi cảm thấy thoải mái. Không biết làm sao mà tôi lại suy nghĩ mình thuộc về nơi đây. Và rồi tôi đã tiếp nhận ơn cứu rỗi vào ngày 20/09/1998, trước khi Anh Đan vào tù.

Nếu tôi không có sự liên hệ mật thiết với Đức Chúa Giê-xu, thì lúc này tôi không có mặt ở đây đâu. Tôi sẽ không chịu nổi được sức ép và rồi muốn đánh mất đời mình thôi. Nhiều lúc tôi đã suy nghĩ về điều đó. Nhưng tôi đã không để sa-tan lợi dụng. Vì tôi biết rằng Chúa Giê-xu yêu thương tôi và muốn làm điều tốt nhất cho tôi, nên tôi tin rằng Ngài vẫn tiếp tục chăm sóc con tôi và chính tôi. Lúc đó, tôi nhận biết mọi điều sẽ tốt đẹp. Không phải là ngày mai, hay tuần tới, thậm chí năm tới, nhưng bất cứ trong hoàn cảnh hiện tại nào, mọi việc đều sẽ được giải quyết. Tôi tin điều này. Trong lúc đó, tôi cứ cảm ơn và nương náu mình nơi Đức Chúa Trời. Bây giờ tôi thật may mắn vì biết Chúa Giê-xu, và có Ngài trong cuộc sống mình.

Tôi có hy vọng trong Chúa Giê-xu. Tôi sẽ tiếp tục tin cậy nơi Ngài, thậm chí trong những giây phút đen tối nhất của cuộc đời. Mỗi ngày tôi cảm ơn những người mà đã giang rộng bàn tay hay ôm lấy tôi và nói rằng rồi sẽ ổn thôi. Tôi cũng tin như vậy và tôi tin Chúa Giê-xu đã đưa tôi đến nhận biết Ngài, và cho tôi sống trong mối tương giao mật thiết với Ngài. Ngài đã mở con mắt của lòng tôi. Bây giờ tôi biết tôi sẽ không bao giờ nhìn lại đằng sau nữa.

Có Chúa Giê-xu trong cuộc đời mình, tôi biết tôi sẽ không bao giờ cô đơn.


Lê Ái Huệ dịch

Người Việt Nam có ý niệm về Ông Trời? (P.2)

Phần trước, chúng ta thấy rằng từ lâu người Việt Nam đã biết có ông Trời, tin ông Trời và cầu khẩn ông Trời. Niềm tin này vốn có trong tiềm thức của người dân Việt ngay cả trước khi có các tôn giáo khác du nhập vào nước ta.
Ảnh bởi Daniel Burka trên Unsplash

Thờ Trời

Trải qua nhiều thế kỷ, ngay cả sau khi có các triết lý tôn giáo của Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo truyền đến, người dân Việt vẫn lấy tín ngưỡng thờ Trời làm nền tảng để giữ gìn truyền thống dân tộc, gia đình. Cả ba tôn giáo chính nói trên đã góp phần củng cố thêm cho niềm tin hợp với Đạo Trời. Ngay cả Phật Giáo với khái niệm mờ nhạt về ông Trời khi đến Việt Nam cũng phải chấp nhận ý niệm “Cầu Trời Khẩn Phật”.

Hợp lẽ Trời, thuận lòng người là đạo lý của người Việt Nam. Dù thực hành tín ngưỡng nào, người Việt ai nấy cũng công nhận:

“Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”

Nghĩa là thuận với Trời thì còn, nghịch với Trời thì mất. Chính vì đó mà người dân Việt thờ Trời. Ngay từ thời các Vua Hùng dựng nước, người ta đã biết thờ Trời. Mỗi năm nhà Vua thay mặt nhân dân lập đàn tế Trời, cầu Trời cho dân chúng an cư lập nghiệp. Trong gia đình, người cha thay mặt để cầu Trời phù hộ cho gia đình, con cháu hạnh phúc.

Các triết lý du nhập vào từ Trung Quốc hoặc Ấn độ đã không đồng hóa hoàn toàn tín ngưỡng của người dân Việt. Trái lại những tín ngưỡng nào phù hợp với tình cảm thiêng liêng trong sáng của người dân Việt thì được tiếp thu với tinh thần chọn lọc. Chịu ảnh hưởng của đạo đức Lão Trang, người Việt thường bảo nhau về cách ăn ở cho phải đạo, nhất là đạo làm con, đạo vợ chồng:

Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha.

Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau.

Người Việt Nam cũng tiếp thu truyền thống giữ gìn “luân thường đạo lý” của Khổng Giáo thật nhuần nhuyễn và bình dị như cuộc sống gần gũi, lễ phép thân thương, kính trên nhường dưới trong gia đình. Luân là cái mà con người phải noi theo trong mối tương quan xã hội. Thường là sự việc không biến đổi theo không gian và thời gian mà con người phải giữ. Trong Ngũ luân với quan hệ quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, bằng hữu, người Việt trân trọng những đức tính Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Trong Ngũ thường, người Việt trân trọng giữ gìn nhân, nghĩa, lễ, trí, tín theo đạo lý làm người.

Anh làm trai học đạo thánh hiền Năm hằng chẳng trễ, ba giềng chớ sai.

Chữ hiếu được mọi người đặt lên hàng đầu:

Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên
Chữ rằng mộc bổn thủy nguyên
Làm người phải biết tổ tiên ông bà.

Bổn phận hiếu đễ được minh giải thêm:

Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường
Chữ để có nghĩa là nhường
Nhường anh, nhường chị, lại nhường người trên
Ghi lòng tạc dạ chớ quên

Con em phải giữ lấy nền con em.

Trong tinh thần phê phán chọn lọc, người Việt đã phân biệt chân giả, đúng sai trong từng tín ngưỡng thực hành. Chẳng hạn:

Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.

Hoặc ai nấy đều đồng ý:

Dẫu xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người.

Người Việt Nam phần lớn không tin ở thuyết luân hồi. Bằng cớ là nhiều người Việt thờ cúng ông bà, tin rằng vong linh ông bà vẫn còn đó. Mỗi năm nhân dịp Tết cổ truyền, người ta rước ông bà về vui xuân với con cháu rồi tiễn ông bà đi. Nếu tin ở thuyết luân hồi thì phải tin ông bà cha mẹ đã hóa kiếp thành người ngoại quốc nào khác, hoặc con thú nào đó trong rừng, hoặc một con vật nào đó trong bầy gia súc trong vườn. Tin như thế, người ta sẽ không rước tiễn ông bà, cũng không dám ăn thịt, đánh đập hoặc giết chết một con vật nào.

Người Việt Nam tin ở giá trị thiêng liêng bất tử của linh hồn, tin ở đời sau. Linh hồn của mọi người chết là về chầu Trời. Người Việt Nam là dân tộc hiền hòa nhưng bất khuất. Lúc có cần ai nấy đều có thể chịu đựng hy sinh vì nghĩa lớn. Trong quan hệ bình thường, người Việt áp dụng tinh thần dĩ hòa vi quý. Trong cuộc sống với nhiều điều không lý giải được, người Việt vẫn tin tưởng ở mệnh Trời, hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn.

Không ai giàu ba họ
Không ai khó ba đời.

Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này?

Người Việt tin tưởng và yêu chuộng những nguyên tắc như:

Ở hiền gặp lành,

Ông Trời có con mắt,
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Lưới Trời lồng lộng, thưa mà không lọt,

Thiên bất dung gian.

Người Việt quý trọng và ao ước những giá trị Trời ban như thiên ân, thiên tài, thiên bẩm, thiên chức, thiên hương, thiên tướng, thiên tư. Người Việt giữ gìn truyền thống tương thân tương trợ những khi tối lửa tắt đèn.

“Bà con xa không bằng láng giềng gần.”

Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng,” đã được đem ra áp dụng thường xuyên trong những lúc hoạn nạn, tai ương với nhiều kết quả tốt đẹp. Trong quan hệ giữa người với người, người Việt luôn luôn giữ lấy chữ tình:

Phàm sự lưu nhân tình
Hậu lai hảo tương kiến.

Chính nhờ đó mà dân Việt Nam muôn đời vẫn còn tồn tại.

Ảnh bởi ThachSanh trên Pixabay

Người Việt hiểu biết về “ông Trời” chưa đầy đủ

Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, sự nhận biết về Đức Chúa Trời có thể nói là một thứ nguyên chi tự nhiên mà ông Trời ban cho nhân loại. Dân tộc nào cũng có chữ ông Trời hay Đấng Tạo Hóa trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Thật vậy, khi nhìn xem vạn vật, thiên nhiên, với cảnh trí đẹp đẽ tuyệt vời, với không gian bao la vô tận, với sự cấu tạo tinh vi, diệu kì, muôn hình vạn trạng, với quy luật bốn mùa xuân hạ thu đông trật tự chính xác vô cùng, với bản năng lạ lùng bất biến của các loài vật… rồi nhìn lại con người với thân thể kỳ diệu, với mầu nhiệm sinh sản, với tình cảm thiêng liêng, với những giá trị tinh thần, với những kinh nghiệm về quy luật đạo đức trải qua các đời, với ý chí tự do lựa chọn… Cùng với bao nhiêu chứng cớ khác nữa trong cuộc sống, người ta phải thừa nhận có Đấng Tạo Hóa, có ông Trời.

Chính ông Trời đã tạo dựng nên tất cả, Ngài đang điều khiển, bảo tồn tất cả những quy luật thiên nhiên và đạo đức trên thế giới này. Nhưng thiên nhiên chưa đủ để con người biết rõ về thuộc tánh, ý muốn và chương trình vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Bởi trong thực tế khi nhìn thiên nhiên có người suy luận hữu thần, có người suy luận phiếm thần, hoặc có người suy luận đa thần, thậm chí cũng có người suy luận vô thần. Thiên nhiên chưa đủ để người ta biết rõ Đức Chúa Trời thực hữu độc lập với các tạo vật do Ngài dựng nên và Ngài là Chân Thần Duy Nhất, (thần chân thật tối cao và độc nhất)

Người Việt biết có ông Trời nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Chân Thần, là Đấng Tạo Hoá duy nhất tối cao. Người Việt biết ông Trời có bản tính công bình nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng đầy ân điển và yêu thương. Người Việt tin mệnh Trời không ai thay đổi được, kể cả số phận của mỗi người cũng được an bài, nhưng người Việt chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng tôn trọng ý chí tự do của con người và là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài. Người Việt biết mình cần ăn hiền ở lành, nhưng không biết rằng tất cả những việc lành mình làm dù cao quý vẫn còn thiếu hụt, không thể sánh với tiêu chuẩn trọn lành Đức Chúa Trời đòi hỏi, giống như nào ngọn đèn cầy đem so với ánh mặt trời.

Người Việt cần đón nhận chân lý của ông Trời để bù đắp cho sự thiếu hụt của mình. Người Việt biết nguyên tắc “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” nhưng không biết căn nguyên của mọi nỗi đau khổ bất hạnh trong cuộc đời là do tội lỗi loài người xoay lưng phản nghịch lại với Đức Chúa Trời. Người Việt cần trước hết được Chúa tha tội.

Người Việt biết mình cần được cứu rỗi và đã khổ công đi tìm sự cứu rỗi nhưng chưa biết con đường cứu rỗi duy nhất là chương trình do Đức Chúa Trời vạch sẵn đã được thực hiện bởi Con Ngài là Chúa Giê-xu. Người Việt cần đặt đức tin nơi sự toàn năng, toàn tri, tồn thiện, tồn mỹ của một Đức Chúa Trời chân thật.

Nhiều niềm tin của người Việt về ông Trời rất gần với Thánh Kinh, nhưng chưa đầy đủ. Một số người do không biết Thánh Kinh nên cứ tưởng ông Trời là hình ảnh Ngọc Hoàng Thượng đế tưởng tượng của người Trung Hoa. Thậm chí có người tin chuyện Tề Thiên Đại Thánh là thật, theo đó Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng chịu thua Tôn Ngộ Không. Chính vì thế mà người Việt chúng ta cần có sự tỏ tường đặc biệt, đúng đắn, trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Sự tỏ tường đặc biệt này chỉ có thể tìm được trong Thánh Kinh và qua Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Vì niềm tin là biết và nắm chắc điều mình tin tưởng dù mắt chưa thấy được. Thế nên ông Trời đã tỏ bày rõ ràng về chính Ngài trong cuốn sách của thiên nhiên tạo vật và cũng trong cuốn sách Thánh Kinh. Chúng ta không còn lý do gì để lưỡng lự mà chạy đến với Đấng Tạo Hóa, là Cha tạo ra muôn loài trong đó có chính bạn, chính tôi và dân tộc Việt.

bởi Nguyễn Văn Huệ

Con người là gì? (P.2)

Bạn chấp nhận lời dạy rằng linh hồn là bất tử? Bạn có nghĩ rằng cái chết chỉ là con đường dẫn đến sự bất tử? Hay bạn bắt đầu khám phá ra rằng Chúa đã đặt trước mặt chúng ta hai lựa chọn: sự sống đời đời hay sự chết vĩnh viễn?
Ảnh bởi Angela Yuriko Smith trên Pixabay

Con người là một linh hồn bất tử?

Tôn giáo hiện đại đã chấp nhận lời nói dối của con rắn (satan) và tin rằng con người thực sự bất tử. Tuy nhiên, Lời Chúa trong Kinh Thánh tuyên bố rõ rằng con đường duy nhất dẫn A-đam đến sự bất tử là qua cây sự sống, tượng trưng Thần Linh của Đức Chúa Trời.

Hãy chú ý đến lý do Chúa đuổi người nam và người nữ ra khỏi Vườn Địa Đàng, “Vậy bây giờ coi chừng nó cũng đưa tay ra hái trái cây sự sống mà ăn và sống mãi mãi!” (sách Sáng thế, chương 3 câu 22)

Đức Chúa Trời đã ban cho tổ phụ chúng ta một cơ hội rất lớn – ăn trái của cây sự sống, nhờ đó họ sẽ trao phó cuộc sống của mình cho Chúa, dẫn đến sự sống mãi mãi trong gia đình Ngài. Nhưng họ đã từ chối đề nghị đó, không vâng lời Chúa và ăn trái cây biết điều thiện và điều ác, qua đó họ đã trao cuộc sống của mình cho satan (con rắn). Kể từ đó, satan bắt đầu ảnh hưởng và lừa dối nhân loại.

Vậy thì con người là gì?

Hãy nói lại một cách dứt khoát: Con người không phải là linh hồn bất tử, và cũng không có linh hồn bất tử. Lời nói dối của satan đủ để Ê-va và A-đam mắc mưu rồi phạm tội. Kể từ đó, những tuyên bố trong Kinh Thánh cũng bị hiểu sai vì hệ quả của lời dối trá đó, và dẫn đến sự nhầm lẫn càng thêm về tình trạng loài người.

Sự thật là con người có phần tâm linh – yếu tố được tạo ra theo hình ảnh Đức Chúa Trời. “Nhưng chính Thần Linh của Đức Chúa Trời ở trong người, chính hơi thở của Đấng Toàn Năng ban cho người sự khôn sáng.” (sách Gióp, chương 32 câu 8).

Ảnh bởi AdonesFAO trên Pixabay

Khả năng đáng kinh ngạc của con người 

Kinh Thánh cho biết loài người có một năng lực đáng kinh ngạc.

Khi kết hợp tất cả những câu Kinh Thánh này lại với nhau, chúng ta sẽ hiểu con người là gì  con người bằng xương bằng thịt. Con người được tạo ra từ bụi đất và trở nên sống động bởi hơi thở sự sống. Sự sống con người hoàn toàn vật chất và tạm thời. Con người không bất tử và không có linh hồn bất tử.

Nhưng con người được tạo ra có khả năng kết nối với Đấng Tạo HóaCon người có khả năng đón nhận Thần Linh Chúa vào trong tâm trí và tâm linh mình, điều khiến con người trở nên con cái Đức Chúa Trời. Kết quả cuối cùng của sự biến đổi đó là: trở nên con Đức Chúa Trời, có tâm linh được tái tạo sống động và sống đời đời như một thành viên của gia đình Đức Chúa Trời.

Ảnh trên Pixabay

Con cái của Đức Chúa Trời?

Hãy kiểm tra thêm một vài quan điểm Kinh Thánh để trả lời câu hỏi: Con người là gì? Tiềm năng của chúng ta là gì? Trong sách Rô-ma có nói rằng: “Vì hết thảy người nào được Thần Linh Chúa dắt dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời” (sách Rô-ma, chương 8 câu 14).

Kinh Thánh mô tả toàn bộ quá trình chuyển đổi của Cơ Đốc nhân từ xác thịt hay hư nát thành linh hồn sống đời đời: “Thưa anh chị em, tôi muốn nói thế này: Thể xác và máu không thể thừa hưởng Nước Đức Chúa Trời được. Sự hư nát cũng không thể thừa hưởng sự không hư nát. Này, tôi cho anh chị em biết một sự huyền nhiệm: Không phải tất cả chúng ta đều sẽ ngủ, nhưng tất cả đều sẽ được biến hóa. Trong tích tắc, trong nháy mắt, khi tiếng kèn chót thổi. Vì kèn sẽ thổi lên, những người chết sẽ sống lại không hư nát và chúng ta sẽ được biến hóa. Vì sự hư nát này phải mặc lấy sự không hư nát và sự hay chết sẽ mặc lấy sự bất tử.” (Sách Cô-rinh-tô thứ nhất, chương 15 câu 50-53).

Biết được sự thật này, chúng ta có thể nói: “Ôi, sự giàu có, khôn ngoan và hiểu biết của Đức Chúa Trời thật sâu thẳm!
Sự phán xét của Ngài không ai thấu triệt,
Đường lối Ngài không ai dò tìm nổi.”
 (Sách Rô-ma, chương 11 câu 33).

Tương lai mờ mịt của những người không tin mô tả: “Nhưng anh chị em không biết ngày mai đời sống mình ra sao! Anh chị em giống như hơi nước, hiện ra chốc lát rồi biến mất.” (sách Gia-cơ, chương 4 câu 14).

Ảnh bởi Johnhain trên Pixabay

Sự lựa chọn

Ngay cả người chết cũng phải thay đổi để được ở với Chúa. Lúc này đây, họ không hề bất tử trên thiên đàng. Tuy nhiên, hàng triệu người đang bị lừa dối và không tin những gì Chúa nói. Họ không biết con người thật sự là gì!

Còn bạn thì sao? Bạn chấp nhận lời dạy rằng linh hồn là bất tử? Bạn có nghĩ rằng cái chết chỉ là con đường dẫn đến sự bất tử? Hay bạn bắt đầu khám phá ra rằng Chúa đã đặt trước mặt chúng ta hai lựa chọn: sự sống đời đời hay sự chết vĩnh viễn?

Quyết định là của bạn!
Bạn có thể tự mình tìm hiểu trong Kinh Thánh và đầu phục trước ý muốn Chúa cho cuộc đời bạn chứ?

Bởi vì bạn là con người, được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, bạn có tiềm lực đáng kinh ngạc để trở nên thành viên gia đình Đức Chúa Trời. Thật tuyệt vời làm sao! Bạn sẽ chọn tương lai tươi sáng mà Chúa đã dành sẵn cho bạn chứ? Chúng tôi hy vọng như thế.

Nguồn: Life Hope and Truth

Hồng Nhạn dịch

Con người là gì?

Con người phải chăng chỉ đơn giản là giống loài bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn – sản phẩm của sự ngẫu nhiên? Hay có một mục đích thật sự cho sự tồn tại của chúng ta, một tiềm lực đáng kinh ngạc của loài người?

Ảnh bởi Greg Rakozy trên Unsplash

Tại sao trong tất cả các loài sinh vật sống, con người lại có trí tuệ, sự tò mò và ý thức để nghiên cứu về bản thân?

Nhiều người tin rằng con người chỉ đơn giản là chủng loại phát triển nhất trong thế giới động vật. Hầu hết cũng cho rằng con người – giống như các động vật – là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài.

Nhưng phải chăng con người là động vật? Phải chăng con người đã tiến hóa từ ‘chất nhờn thời nguyên thủy’? Hay từ các ‘vi hạt’ trong một viên thiên thạch rơi xuống trái đất từ ​​một hành tinh xa xôi nào đó?

Phải chăng con người là độc nhất?

Con người thật sự là gì? Tại sao trong số tất cả các sinh vật sống, chỉ có chúng ta sở hữu trí tuệ để nghiên cứu bản thân? Tại sao chúng ta có khả năng suy nghĩ, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch? Tại sao chúng ta không đi theo các khuôn mẫu của thế giới động vật với các hành vi sẵn có lặp đi lặp lại?

Con người rõ ràng không bị giới hạn bởi sự lặp đi lặp lại vô thức các hành vi giống như động vật, hoặc lối sống nguyên thủy truyền qua hàng trăm thế hệ mà hầu như không có thay đổi gì. Con người là một bản thể tư duy, sáng tạo.

Thế giới động vật

Bất kể sống ở đâu, bạn cũng đã quen thuộc với các loài chim. Chim xây tổ giống như cha mẹ chúng đã làm. Chúng chăm sóc chim non giống như cha mẹ chúng chăm sóc chúng. Chim di cư bay theo đàn giống nhau vào mùa đông đến vùng đất xa lạ, giống như các thế hệ trước luôn luôn bay đến trú đông.

Không có con chim nào tìm ‘kiến ​​trúc sư’ để thiết kế và xây dựng cho chúng một loại tổ mới và khác biệt. Chúng cũng không tham khảo ý kiến ​​các đại lý du lịch để tìm một điểm nghỉ mát tốt hơn.

Động vật có vú cũng vậy. Chúng sống với những hành vi đặc trưng thường ngày và rất ít đa dạng trong một loài. Mặc dù chúng có thể được dạy những hưởng ứng đơn giản bằng cách huấn luyện lặp đi lặp lại, chúng vẫn không thể suy nghĩ như một con người.

Động vật có bản năng để thực hiện các nhu cầu cơ bản, nhưng chúng không có đầu óc suy nghĩ,  lập kế hoạch và xây dựng theo những cách mới, sáng tạo.

Loài voi được nghiên cứu kỹ lưỡng vì chúng có mối quan hệ gia đình khác thường, và dường như biết thể hiện cảm xúc. Nhưng một lần nữa, chúng vẫn hành động theo bản năng và không biết mình là gì.

Đúng vậy, con người là độc nhất giữa số các loài sinh vật sống động trên trái đất. Và chỉ duy nhất loài người mới có trí tuệ và năng lực để thống trị các loài khác.

Con người đến từ đâu?

Bạn đã bao giờ nghiên cứu sâu về bản chất và nguồn gốc con người? Có lẽ qua lớp học hoặc sách vở, bạn đã tin rằng con người tiến hóa từ những hình thái sống đơn giản nhất. Nhưng những hình thái sống đơn giản đó bắt nguồn từ đâu? Làm thế nào mà hóa chất vô cơ đột nhiên trở nên sống động? Và các hóa chất ấy đến từ đâu?

Câu trả lời đúng và đầy đủ về nguồn gốc của loài người nằm trong Kinh Thánh.

Mô tả của Kinh Thánh về sự sáng tạo hoàn toàn không tương thích với thuyết tiến hóa của Darwin. Vì thế cả hai không thể đều đúng được.

Ảnh bởi Geralt trên Pixabay

Vậy sự thật là gì? Và tìm kiếm sự thật ở đâu? Cho dù bạn có dành cả đời nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống, câu trả lời rốt cuộc sẽ quy về câu hỏi:

Bạn sẽ chấp nhận sự giảng dạy của các nhà khoa học nổi tiếng rằng chỉ có sự tiến hóa mới có thể giải thích cho sự tồn tại của con người – hay chấp nhận lời tuyên bố rõ ràng trong Kinh Thánh?

Kinh Thánh xem xét chi tiết mọi khả năng về thể chất, tâm thần, cảm xúc và tâm linh con người, và tuyên bố rằng có một Đấng Tạo Hóa có trọng trách trong tất cả những điều này, đó là tạo ra loài người giống như hình ảnh của chính Ngài. Kinh Thánh mô tả mối quan hệ của loài người với Đức Chúa Trời và thế giới động vật. Không ai ngoài bản thân bạn có thể lựa chọn: tin vào Kinh Thánh và bác bỏ các giả thuyết mâu thuẫn của khoa học tiến hóaVà cũng chính bạn sẽ gặt hái phước lành hoặc hậu quả vì quyết định của bạn.

Hãy cùng xem xét kỹ hơn về Quyển sách quan trọng này!

Qua công trình sáng tạo nổi tiếng trong chương 1 sách Sáng thế, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên trái đất, cùng các hệ thống cần thiết và khiến trái đất trở nên nơi ở cho con người và muôn vật. Tại đây không nói về vũ trụ bên ngoài hệ mặt trời. Phần này chỉ tập trung mô tả sự sinh sống của con người và mối quan hệ của họ với Đấng Tạo Hóa.

Sự sáng tạo của người nam và người nữ được tóm tắt trong sách Sáng thế chương 1, câu 26, và chi tiết hơn trong chương 2, câu 7 – “Đức Chúa Trời nắn lên loài người từ bụi đất, hà sinh khí vào lỗ mũi và người trở nên một linh hồn sống”.

Đấng Tạo Hóa là nguồn sống của con người. Không khí chúng ta hít thở cũng được tạo ra bởi Chúa. Trong đó chứa oxy – loại khí giúp chúng ta tồn tại. Oxy được vận chuyển trong máu đến tất cả bộ phận của cơ thể. Chúa bảo chúng ta rằng máu huyết “là sự sống của mọi xác thịt. Vì sự sống trong xác thịt là huyết của nó” (sách Lê-vi chương 17 câu 14). Các nhà khoa học biết rằng sự sống chỉ có thể xuất phát từ sự sống, là một quy luật phát sinh sinh học.

Đức Chúa Trời là Thần Linh (sách Giăng chương 4 câu 24), nhưng con người là thể vật chất. Sự sống con người là tạm bợ, sự chết chắc chắn sẽ đến. Sau khi tội lỗi xảy ra trong vườn Địa Đàng, Đức Chúa Trời bảo với A-đam Vì con là bụi đất, con sẽ về với đất bụi! (sách Sáng thế chương 3 câu 19).

Ảnh bởi Vidar Nordli trên Unsplash

Từ đâu mà chúng ta thường tin rằng con người là một linh hồn bất tử (sống mãi mãi)? “Con rắn (satan) bảo người nữ: ‘Chắc chắn không chết đâu!’” (sách Sáng thế chương 3 câu 4). Đây là lời nói dối với nhân loại đầu tiên từng được ghi nhận. Con người được dỗ dành để tin rằng mình sẽ bất tử, sẽ sống mãi mãi.

Thật vậy, phước lành hay hậu quả là tùy vào quyết định của bạn đối diện và chọn lựa sự thật cho mình.

Hãy cùng chúng tôi khám phá sự thật về linh hồn con người trong phần tiếp theo!

Nguồn: Life Hope and Truth

Hồng Nhạn dịch


Chúng ta có phải là người phối ngẫu lý tưởng như chúng ta nghĩ?

Hầu như mỗi chúng ta, trước khi bước vào hôn nhân, đều nghĩ rằng bản thân sẽ cố gắng để giữ cuộc sống hạnh phúc và chắc chắn chúng ta sẽ làm được. Nhưng rồi, đôi khi chính chúng ta lại không phải là người vợ/người chồng như chúng ta đã nghĩ tới …..

Nguồn: Tuarts

Thời gian chuẩn bị bước vào hôn nhân

Trước khi bước vào hôn nhân, có lẽ ai trong chúng ta cũng đặt rất nhiều kỳ vọng vào cuộc hôn nhân của mình. Tất nhiên rồi! Bạn và người phối ngẫu đang yêu nhau đến thế cơ mà! Mọi chuyện trong mối tình của các bạn, vui có, buồn có nhưng đều đã cùng nhau vượt qua để cùng nhau bước tới hôn nhân. Có lẽ lúc này, trong suy nghĩ, bạn chỉ nghĩ đến những ngày tháng sắp tới mà hai vợ chồng sẽ trải nghiệm cùng với nhau, những nơi cả hai sẽ cùng đi, những món sẽ cùng ăn, những việc sẽ cùng làm… woah, đó là cả một chuỗi những trải nghiệm thú vị!

Khoan hãy nói về điều mà bạn mong đợi ở người phối ngẫu của mình, trước khi bước vào hôn nhân, bạn đã nghĩ mình sẽ là người vợ/người chồng như thế nào?

Nếu bạn là người nam, chắc hẳn bạn sẽ suy nghĩ tới việc sống thật trách nhiệm, là người trụ cột trong gia đình, là người sẽ hướng dẫn gia đình đi trong con đường đúng đắn, là người bảo vệ vợ con, chu toàn trong công việc…

Nếu bạn là người nữ thì có lẽ rằng bạn sẽ có những suy nghĩ ‘mình sẽ là một người vợ đảm đang‘, ‘một người con dâu hiếu thảo‘, ‘một người mẹ biết hy sinh’

Mọi thứ thật đẹp phải không?…

Khi bạn thực sự được trải nghiệm trong hôn nhân của mình….

Nguồn: Mothegioi

Tôi cũng đã từng vẽ nên một hình ảnh người vợ ưu tú trong mình, và tôi cũng đã sống với suy nghĩ là ‘mình đã là một người vợ ưu tú nhất với chồng mình rồi, mình không cần phải cố gắng thêm gì nhiều nữa‘. Tôi đã vẽ ra rất nhiều điều tuyệt vời mà tôi nghĩ mình có thể làm được. Khi chưa bước vào hôn nhân, nhìn thấy những gia đình khác xung đột tôi thường nghĩ ‘Tại sao họ lại như vậy nhỉ? Vợ chồng mình sẽ không bao giờ như vậy đâu! Vì tôi và chồng tôi đều là những người khá ổn mà! Chúng tôi sẽ giải quyết hết được!’

Nhưng tôi đã sai!

Tới khi, cuộc sống hôn nhân giữa tôi và chồng không còn là ‘cơm lành canh ngọt’ nữa. Giữa hai người là những chuỗi ngày dài của mệt mỏiáp lực. Chúng tôi không thể nói chuyện với nhau, ngồi cùng bàn ăn mà cả hai đều nín thinh, chúng tôi gây gổ từ những chuyện rất nhỏ nhặt. Chúng tôi kêu than về mọi thứ liên quan tới người phối ngẫu của mình. Chúng tôi thường cảm thấy thất vọng về người phối ngẫu không được như mình nghĩ. Lúc này tôi mới thấy rằng những ‘lý tưởng’ cao đẹp về hôn nhân trước đây của mình là không thực tế.

Có lẽ trong những năm đầu của cuộc hôn nhân, hầu như gia đình nào cũng gặp phải vấn đề tương tự như vậy. Đó cũng là lý do vì sao mà phần lớn những cuộc ly hôn thường xảy ra trong 5 năm đầu tiên chung sống của hai vợ chồng.

Vấn đề đặt ra ở đây: khi cuộc sống hôn nhân đã lộ rõ những tính cách, bản chất của từng con người trong cuộc hôn nhân đó, khi mà những sự thật đó khiến mâu thuẫn xảy ra thì người trong cuộc sẽ xử lý như thế nào?

Thông thường, người ta chỉ nhìn thấy rõ lỗi lầm của người khác và cứ tiếp tục chỉ trích lẫn nhau cho tới khi không thể chịu đựng được nữa và hôn nhân chấm dứt. Chúng ta luôn cảm thấy rằng mình là người bị tổn thương, bản thân là đúng còn đối phương là sai hoàn toàn.

Thế nhưng, bạn của tôi ơi! Đôi khi lỗi lầm của người khác chỉ là một “cái dằm” nhỏ còn vấn đề của riêng chúng ta lại là một “khúc gỗ” lớn! Tại sao chúng ta lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào việc muốn lấy “cái dằm” trong mắt người khác mà không chịu nhìn thấy “khúc gỗ” trong mắt chúng ta? Chúng ta luôn luôn chỉ muốn chỉnh sửa người phối ngẫu của mình theo ý muốn cá nhân. Việc này là sẽ chỉ đem đến cho bạn sự mệt mỏi mà thôi. Sự thật là, chúng ta nên lấy “khúc gỗ” ra khỏi mắt mình trước sau đó mới thấy rõ mà lấy “cái dằm” ra khỏi mắt người khác được. Chúng ta cần suy xét mình chính mình để rồi sau đó mới có thể giúp người khác thay đổi được.

Nguồn: Unsplash

Chúng ta nên làm điều gì để có ích cho hôn nhân của mình?

Trước hết, chúng ta cần nhận ra rằng chúng ta không một ai là hoàn hảo, kể cả chính bản thân. Vì vậy, trong mối quan hệ hôn nhân, bạn đừng kì vọng quá cao vào chính bản thân mình hay người phối ngẫu của mình để rồi dẫn đến thất vọng. Đôi khi sự kỳ vọng quá cao vào bản thân sẽ khiến bạn bị áp lực nữa, bạn phải cố gắng gồng mình để vẽ nên hình ảnh của bản thân mà bạn mong muốn. Khi đó cuộc sống sẽ rất nặng nề.

Bạn muốn cứu vãn hôn nhân của mình? Hãy đặt cho mình câu hỏi: “Vì sao chuyện này xảy đến? TÔI có sai lầm gì trong chỗ này không? Hãy chân thật và nhìn thẳng vào vấn đề. Đôi khi lỗi lầm khiến chúng ta xấu hổ và không dám thừa nhận mình sai. Để rồi chúng ta lại “xù lông” lên để bảo vệ chính cái sai của mình. Nhưng khi bạn dám nhìn thẳng vào bản thân mình, thừa nhận lỗi lầm, rũ bỏ cái tôi tự ái-tự yêu thì bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Khi bạn thay đổi, người phối ngẫu của bạn sẽ nhìn thấy và hôn nhân của bạn sẽ đi theo chiều hướng tốt hơn.

Dù đã bước vào hôn nhân, nhưng chúng ta vẫn cần tiếp tục đào sâu và tìm hiểu nhiều hơn, khám phá nhiều hơn về chính bản thân và người phối ngẫu của mình.

Hãy khám phá xem chính mình là ai? Người phối ngẫu của mình là ai? Điều gì đã tạo nên tính cách của bạn và người phối ngẫu? Quê hương, môi trường, văn hóa đã ảnh hưởng tới bạn và người phối ngẫu như thế nào? Gia đình, bạn bè của họ là những người ra sao? Nếu bạn hiểu rõ những điều này, bạn sẽ dễ dàng cảm thông cho người phối ngẫu của mình hơn nhiều.

Cuối cùng, hãy loại bỏ những “hình ảnh lý tưởng” về hôn nhân, về chính bản thân mình và về người phối ngẫu. Hãy biết chấp nhận, tha thứ và cùng thay đổi để cuộc hôn nhân của bạn sẽ có những ngày hạnh phúc và tốt đẹp!


bởi Quỳnh Mai

Người Việt có ý niệm về Ông Trời ? (P.1)

Hành vi của con người được xác định bởi mục đích cuộc đời họ. Nhìn vào lịch sử, văn hóa, cuộc sống của bạn, của tôi, của người Việt Nam, chúng ta có thể thấy một niềm tin mãnh liệt thể hiện mục đích sống đó. Niềm tin vào sự tể trị của Ông Trời, trong đó vận mệnh của tôi, của bạn, của con người do Trời định đoạt.
Ảnh bởi HoangTuan trên Pixabay

Kêu Trời

Điều dễ hiểu nhất và không ai phủ nhận được là hễ gặp bất cứ việc gì bất chợt xảy đến, dù vui hay buồn, dù tốt hay xấu, câu nói buột miệng của người Việt Nam trước hết là kêu: “Trời ơi!” 

Khi rủi ro đứt tay, vấp chân, té ngã, người ta kêu Trời. Khi gặp buồn khổ, chán nản, chết chóc, thất bại, người ta kêu Trời. Khi thành công, hạnh phúc, bình an, người ta nói ‘Nhờ Trời’. Khi gặp tai nạn người ta kêu Trời cứu, cầu Trời cho tai qua nạn khỏi…

Kính Trời

Tuy không biết rõ ông Trời là Đấng như thế nào, nhưng người Việt Nam ai cũng kính Trời vì hiểu rằng có con người ta đây là vì có ông Trời. Trong ngôn ngữ bình dân, dù là câu nói vui đùa, mỗi khi xưng hô nhắc đến Trời thì người ta không dám nói thiếu chữ ông đi trước chữ Trời. Người ta gọi ông Trời với lòng tôn kính. Người Tin Lành tôn thờ Ngài nên gọi Ngài là Đức Chúa Trời. Một cô gái quê vui đùa hỏi bí bạn trai:

Thấy anh hay chữ Em hỏi thử đôi lời:
Thuở tạo thiên lập địa Ông Trời tròn ai xây?

Ảnh bởi Kiril Dobrev trên Unsplash

Cầu Trời

Người Việt phần lớn sống bằng nông nghiệp, biết rằng mùa màng được hay mất cũng do Trời.

“Nhờ Trời năm nay được mùa!”

Người nông dân lúc nào cũng tâm nguyện cầu Trời cho cơm no áo ấm:

Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm…

Hoặc họ truyền tụng về ơn Trời bằng những câu ca dao, bài hát bình dân:

Nhờ Trời mưa thuận gió hòa,
Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau.
Lạy Trời mưa thuận gió đều,
Cho đồng lúa tốt, cho chiều lòng em.

Người Việt thường tôn trọng chữ hiếu và mong cho cha mẹ sống lâu, gia đình được phước. Vì thế họ lập bàn thờ Thiên để thờ Trời ngay trước cửa nhà. Người con có hiếu từng đêm đến trước bàn thờ cầu khẩn:

Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Ảnh bởi giangchubinh trên Pixabay

Tin Trời

Trải bao đời, người Việt tin ông Trời là Đấng Tạo Hóa, tạo thiên lập địa, Đấng cầm quyền sống chết, làm chủ vận mệnh muôn loài, quyền phép vô cùng. Người Việt Nam quen thuộc với những khái niệm:

– Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh.
– Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần.
– Trời sinh voi sinh cỏ.
– Trời cho ai nấy hưởng.
– Trời kêu ai nấy dạ.
– Sống nhờ ơn Trời, chết về chầu Trời.

Cũng có câu: “Trời cho không ai thấy, Trời lấy không ai hay.” Người Việt công nhận và tin tưởng ông Trời cầm quyền thành bại trong cuộc sống của loài người:

Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.

Người Việt tin Trời là Đấng công bình, cầm quyền họa phúc, vì vậy đã thường nhắn nhủ với nhau:

Ở hiền thì lại gặp lành
Những người nhân đức Trời dành phúc cho.

Người Việt cũng tin tưởng “Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân,” nghĩa là Trời không phụ bạc người có lòng tốt bao giờ.

Trong hôn nhân lứa đôi, người Việt tin tưởng hạnh phúc vợ chồng do ông Trời sắp đặt:

Duyên ba sinh Trời đã sẵn dành.

Tuy nhiên đôi khi thấy số phận không may hoặc tình duyên dang dở, người ta thường ngửa mặt lên trời than thở, dường như muốn nói với Đấng Tạo Hóa hết nỗi lòng mình:

Chữ bạc mệnh ai ơi thấu với câu đa đoan Trời hỡi thấu chăng? (“Tự Tình Khúc” của Cao Bá Nhạ).

Trong cuộc sống với những nghịch lý, những bất công xã hội, những mơ ước không thành, người Việt cũng nhiều khi đã đưa ra thắc mắc với ông Trời:

Trời ơi, Trời ở chẳng cân
Người ăn không hết, người lần không ra
Người thì mớ bảy mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi?

Trong Cung Oán Ngâm Khúc cũng có câu:

Quyền họa phúc Trời giành mất cả
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai.

Nói thì nói vậy, nhưng người Việt thường chấp nhận hài lòng với khái niệm về Thiên Mệnh. Thi hào Nguyễn Du đã khuyên trong Truyện Kiều:

Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa
Thiện căn tự bởi lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Kết luận Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết:

Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Ảnh bởi HoangTuan trên Pixabay

Nhờ Trời

Lịch sử Việt Nam có ghi chép chuyện về Danh Tướng Lý Thường Kiệt, trong lúc kháng cự quân Tống xâm lăng, đã làm 4 câu thơ và loan truyền là do Thần Linh báo mộng ban cho để khích lệ tinh thần binh sĩ yên tâm đánh giặc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Học giả Hoàng Xuân Hãn đã dịch như sau:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Đây là cách áp dụng chiến tranh tâm lý, mượn oai Trời. Kết quả là quân lính nức lòng đánh giặc, quân Tống không tiến được, đành giảng hòa. Rõ ràng câu chuyện này nói lên niềm tin mãnh liệt của dân tộc Việt nơi sự tể trị của ông Trời, trong đó mọi vận mệnh nhân dân đất nước do Trời định đoạt.

Nước non là nước non Trời
Ai chia được nước ai dời được non.

Người Việt chúng ta đã tiếp diễn niềm tin Thiên hướng cho vận mệnh của mình ra sao? Hãy đón đọc phần tiếp theo!

bởi Nguyễn Văn Huệ


Hình tượng chúng ta sùng bái sẽ biến chúng ta thành cái gì?

Chúng ta đã và đang sống với sự sùng bái hình tượng gì? Một ca sĩ, diễn viên hay một doanh nhân? Và điều chúng ta đang sùng bái đó nó đã ảnh hưởng lên chúng ta như thế nào?

Ngày nay, câu chuyện về một người hâm mộ hay thần tượng một ai đó hay một điều gì đó không còn là chuyện quá xa lạ. Hầu hết mỗi một người đều có riêng cho mình một hình tượng nào đó để yêu mến, sùng bái, tôn thờ. Trong mỗi lĩnh vực từ âm nhạc, phim ảnh, kinh doanh, đầu tư đều có những con người khiến chúng ta phải ngưỡng mộ. Các bạn trẻ thì thần tượng những ca sĩ Hàn Quốc với vẻ ngoài long lanh, những bộ outfit đẹp mắt, những bài hát với ca từ gây nghiện. Giới làm kinh doanh thì ngưỡng mộ những nhà đầu tư đại tài. Những con mọt phim thì lại hâm mộ những hình tượng được lí tưởng hóa….

Sùng bái một điều gì đó khiến bạn ngày đêm nghĩ về nó, đôi khi là phát cuồng lên vì điều đó. Mặt tích cực là chúng ta sẽ cố gắng để trở nên tốt hơn giống như hình mẫu mà chúng ta ngưỡng mộ. Nhưng giống ở khía cạnh nào mới là tích cực?

Nguồn: Supernewsworld

Trên đây là hình ảnh một chàng trai tên Henry Rodriguez đã tiêu tốn tới 380.000USD để phẫu thuật khuôn mặt của mình trở nên giống với nhân vật “Sọ đỏ” trong phim ảnh.

Nguồn: Báo 24h

Chàng trai trong bức ảnh trên là Oli London (đến từ Anh) sau nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ với chi phí hơn 2 tỷ đồng để trở nên giống thần tượng của mình là Jimin (thành viên nhóm nhạc BTS). Anh chia sẻ: “Tôi muốn phong cách của mình phải xoay quanh K-pop và muốn diện mạo của mình giống với Jimin – thành viên của BTS, bởi đối với tôi, anh ấy rất hoàn hảo về mọi phương diện”. Tuy nhiên, sau khi bỏ số tiền khổng lồ và chịu đau đớn để trở thành phiên bản hoàn hảo của thành viên BTS nhưng anh lại được nhận xét là không hề giống. Thậm chí, anh còn bị chê là già đi rất nhiều và có hơi hướng giống vẻ ngoài của một phụ nữ. Chưa kể, Oli còn phải chịu những biến chứng do dư âm của phẫu thuật thẩm mỹ để lại.

Nguồn: Bestie

Còn đây là một cô gái đã chịu đau đớn với 50 lần phẫu thuật trong vài tháng để có được vẻ ngoài giống Angelina Joile – thần tượng của mình nhưng kết cục lại là một vẻ ngoài vô cùng kỳ quặc!?

Khi nhìn vào hai bức ảnh trên bạn có suy nghĩ gì? Điều mà những con người này đang sùng bái đã khiến họ trở nên tốt hơn hay là biến họ trở thành một thứ quái đản? Việc phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi vẻ bề ngoài của mình giống thần tượng sẽ đem đến cho họ được điều gì? Họ có thể trở nên thực sự là con người đó hay không? Phẫu thuật xong rồi họ có trở thành Angelina Jolie, Jimin hay Sọ đỏ không? Hay chỉ nổi lên tạm thời trên mạng xã hội với những tin tức giật gân và chịu nhiều lời phán xét, chịu những đau đớn về thể xác sau đó?

Vẻ bề ngoài chỉ là cái phần vỏ của một con người mà thôi. Để thực sự đánh giá một con người, cần nhìn vào bên trong con người đó. Ngôi sao Angelina Jolie có nổi tiếng chỉ vì vẻ đẹp của cô ấy không? Không! Nếu không có tài năng và bản lĩnh thì cô đã không có thành công như hôm nay. Bạn có thành công được như Jack Ma nếu như bạn phẫu thuật vẻ bề ngoài giống ông ấy, bắt chước nơi học của ông ấy hay không? Hoàn toàn không! Trừ khi bạn có một bộ óc linh hoạt và nhạy bén được như ông ấy!

Sự thật là vè ngoài không khiến bạn trở nên thần tượng mà bạn sùng bái. Vậy tại sao vẫn có nhiều con người lao đầu vào những việc vô ích, tiêu tốn nhiều tài sản, chịu nhiều đau đớn đến như vậy? Tôi nghĩ câu trả lời phù hợp nhất cho trường hợp này đó là khi người ta say đắm, nhìn ngắm cái gì mãi trong cuộc sống, người ta sẽ biến mình thành vật đó. Tại sao không dám sống là chính mình mà lại cố gắng biến mình thành bản sao của một người khác? Có lẽ bản thân họ không thực sự biết về giá trị của chính mình. Họ không biết chính bản thân họ là điều vô cùng có giá trị, họ đã được tạo nên là duy nhất, là toàn hảo, không ai giống như họ. Nhưng họ lại đổi lấy giá trị duy nhất của mình để trở thành một người khác. Có lẽ vì suy nghĩ sai lệch của họ cho rằng phải giống người nổi tiếng thì họ mới trở nên có giá trị. Tôi nghĩ rằng, sau đó họ có trở nên có giá trị hay không thì chính họ nhận thức được rất rõ.

Gần đây, trong cuộc thi thiết kế trang phục cho Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam đi dự thi tại đấu trường quốc tế, đã có một thiết kế của thí sinh lấy ý tưởng từ chiếc bàn thờ.

Nguồn: Facebook Miss Universe Vietnam

Thiết kế với hình thức người mặc trang phục cũng chính là người có mặt trong chiếc ảnh thờ trong khi họ còn chưa qua đời!? Kèm theo đó là hình ảnh bát hương và chiếc bàn thờ ở tà váy. Người thiết kế cho rằng đây là văn hóa tờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi đưa lên thành một thiết kế dự thi, nó mang hình thức quá kì quái và thiếu thẩm mỹ. Các cư dân mạng đều có ý kiến trái chiều về thiết kế này. Chính Á hậu Hoàng Thùy cũng có bình luận với thiết kế này rằng “Cho mình lên Hương sớm thế bạn gì ơi?”. Có lẽ không ai muốn ngồi lên bàn thờ khi còn đang sống như vậy. Cũng chẳng ai muốn khoác lên mình một bộ trang phục có phần kỳ quái như thế. Bởi lẽ, chúng ta mặc lên người trang phục gì, nó sẽ phản ánh điều mà chúng ta muốn bày huống chi là đại diện cho cả một quốc gia đi thi sắc đẹp quốc tế thì bộ trang phục này có tôn lên vẻ đẹp của người con gái Việt hay không?

Suy cho cùng, khi bị cuốn hút bởi hình/thần tượng thì con người ta dám làm những điều điên cuồng và mù quáng. Những nhân vật trên đây đã tự hủy hoại đi chính hình ảnh tốt đẹp ban đầu của mình mà Thượng đế đã tạo dựng để nhận lấy một kết quả là hình hài gớm ghiếc, xấu xí.


bởi Quỳnh Mai

Sự trống rỗng bên trong tâm hồn dẫn đến sự chết

Cuộc sống này cô đơn không đáng sợ, thứ đáng sợ nhất chính là cô đơn nhưng không thể chia sẻ được với ai. Một ly nước có thể được đổ đầy cách dễ dàng, nhưng sự trống rỗng bên trong tâm hồn thì khỏa lấp bằng cách nào? Chúng ta có đang thực sự ích kỷ, vô cảm và chỉ nghĩ đến cảm xúc của bản thân mình mà lại quên mất đi những người thương yêu xung quanh? Cũng vì nỗi cô đơn, bế tắc, đau khổ và trống rỗng, nữ ca sĩ – diễn viên Hàn Quốc xinh đẹp, tài năng Sulli đã quyết định dừng cuộc đời của mình lại mãi ở tuổi 25.

Ảnh bởi Anthony Tran trên Unsplash

Cuộc đời này, khi được sinh ra ai cũng mong muốn được sống và sống hạnh phúc bên cạnh những người thân yêu. Đâu ai muốn tự kết liễu lấy cuộc đời mình, bởi có lẽ cuộc sống đâu phải ai cũng tốt để có thể nương dựa. Thở một hơi thật dài rồi mọi thứ có thể tốt hơn được chăng, khi dường như không ai có thể lắng nghe hoặc hiểu mình?

Những ngày qua, trên mạng xã hội, người ta bàng hoàng, xót thương trước cái chết của Sulli. Cô tự tử vì trầm cảm, không ai có thể giúp cô vượt qua những áp lực trong công việc, sự trống rỗng trong tâm hồn và không thể nhìn thấy được tương lai phía trước. Người ta khóc thương cho Sulli, cũng khóc thương cho một thế hệ trẻ với nhiều hoài bão nhưng lại vô định giữa dòng đời và sự trống rỗng của lòng người.

Một người luôn nở nụ cười trước mắt bạn và người khác không có nghĩa là họ luôn vui vẻ, biết đâu họ đang che giấu nỗi buồn không thể chia sẻ được với ai. Ngỡ rằng, nụ cười có thể mang lại cho bạn hạnh phúc, nhưng đó chỉ là vẻ bên ngoài, nó không thể lấp đầy những trống rỗng mà tâm hồn đang phải chịu.

Không biết từ bao giờ mà giữa người với nhau lại có những khoảng cách vô hình đến vậy. Mỗi người chỉ thích nhìn ngắm những điều tích cực, vui vẻ từ bên ngoài nhưng mấy ai sẵn sàng thấu hiểu những tổn thương, nỗi đau của người khác.

Rất nhiều những lời khuyên để con người sống tích cực hơn, như: bỏ ngoài tai những lời thị phi từ người khác đối với bạn, sống mỗi ngày bằng niềm đam mê, hãy mỉm cười nhiều hơn,… không phủ nhận ý tốt từ những điều đó. Suy cho cùng, cũng chỉ là lý thuyết, thiếu chiều sâu và có chăng chỉ mang đến những cảm xúc nhất thời. Bởi không ai có thể đi trên đôi giày người khác đang đi để có thể hiểu thấu những suy nghĩ trong đầu họ.

Một cô con gái vàng ngọc của gia đình, nàng công chúa của SM đã phải gánh chịu biết bao lời chỉ trích từ những antifan. Cô không phải người xấu, cô mệt rồi,… nhưng không ai nghe cả. Để rồi khi quyết định chọn cái chết để tự giải thoát chính mình thì có tiếc thương mấy cũng chẳng còn giá trị. Hôm nay là Sulli, nhưng ngày mai lại là một người khác, một người bạn hay người thân trong gia đình. Tự tử như một lời kêu cứu, hy vọng ai đó có thể giúp mình thoát khỏi tình trạng hiện tại. Nhưng rồi chẳng ai quan tâm và nghe thấy. Đã vậy, đành lựa chọn cái chết, vì vốn dĩ có sống cũng chẳng còn ý nghĩa, tự tử như một sự giải thoát cho bản thân.

Câu hỏi đặt ra là, tự tử có thực sự đem đến sự giải thoát? Cuộc đời có thực sự chấm dứt sau cái chết về thể xác này không, hay vẫn còn điều gì khác sau đó nữa?

Ca sĩ Sulli – Ảnh nguồn voatiengviet.com

Một người có suy nghĩ đến việc tự tử, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ mất đi ý nghĩa và mục đích sống. Họ chẳng hiểu những việc đang làm hướng tới mục tiêu gì, mọi thứ dường như vô định và họ không nhìn thấy được tương lai. Tâm hồn họ hoàn toàn trống rỗng và tự tử dường như đã được ấp ủ từ lâu trong suy nghĩ.

Việc tích tụ những suy nghĩ tiêu cực bên trong tâm trí là điều rất độc hại. Vì sẽ đến một ngày nào đó, khi không thể giải phóng được cảm xúc, không tìm được ai có thể giúp đỡ thì có thể xảy đến những hậu quả nghiêm trọng. Cũng giống như một quả bong bóng được bơm quá đầy hơi thì sẽ phát nổ.

Xã hội ngày càng hiện đại, nhưng nhiều người lại cô đơn và cảm giác trống rỗng luôn khiến họ phải tìm kiếm điều gì đó cho chính mình. Nhất là những người trẻ, tỷ lệ cô đơn luôn chiếm phần cao hơn so với những lứa tuổi khác. Chẳng ai hiểu được họ và nhiều người trẻ không được quyền lựa chọn điều mình mong muốn. Bản thân họ biết mình cần gì và phải làm gì. Đôi khi chỉ cần những lời động viên, khích lệ, ủng hộ tinh thần từ những người thân yêu. Nhưng hoàn toàn ngược lại, họ nhận lấy những lời chỉ trích, ngăn cấm và cả những ánh mắt lạnh lùng. Thế đấy, họ cô đơn, trống rỗng trong chính gia đình của mình, từ những người được cho là chỗ dựa tinh thần.

Không tìm được lối đi, họ dằn vặt, ôm lấy những nỗi đau riêng mình mà không hề chia sẻ được với ai. Ngày qua ngày, mọi thứ chồng chất, họ dồn nén cảm xúc độc hại, tiêu cực trong chính tâm hồn của mình. Có thể nụ cười đó vẫn luôn tươi tắn trên gương mặt, nhưng đó cũng lại là lớp vỏ bọc cho những bức rức bên trong không tìm được lối thoát. Rồi có thể lắm, nụ cười ấy vẫn nở nhưng xung quanh lại là những giọt nước mắt.

Ảnh bởi Akshay Paatil trên Unsplash

Đến khi một người qua đời, chúng ta vẫn luôn muốn giữ những nụ cười ấy dù là trên di ảnh. Họ đã không được quyền sống cuộc đời họ mong muốn, họ kết thúc những chuỗi ngày mệt mỏi, u ám bằng cách tự tử. Họ chọn cái chết và để lại những đau đớn cho người còn sống, nhưng cũng là lời cảnh tỉnh những vô cảm, ích kỷ của người đời.

Mỗi người đều có những khoảng thời gian trống rỗng, mất phương hướng và thậm chí là phải hứng chịu những lời lẽ cay độc từ người đời. Hãy tìm kiếm bất cứ một ai có thể tin tưởng, chia sẻ những nỗi buồn đang phải chịu và hãy khóc nếu muốn. Điều đó không hẳn giúp giải quyết vấn đề ngay, nhưng nó giúp bạn cảm thấy mình không cô đơn. Và đừng im lặng khi một ai cần được lắng nghe, chia sẻ. Đừng chỉ chăm về lợi riêng mình, nhưng hãy chăm về lợi người khác nữa.


bởi Nguyễn Trường

Thanh thiếu niên đang tìm kiếm điều gì?

Thanh thiếu niên, một thế hệ trẻ được xem là tương lai, nhưng lại là một nỗi lo lắng của xã hội. Thanh thiếu niên ngày nay cảm thấy cô đơn hơn so với các nhóm tuổi khác, nghe có vẻ vô lý, nhưng đây lại là một thực tế. Thanh thiếu niên của chúng ta đang tìm kiếm điều gì?

Ảnh minh họa trên maxpixel.net

Một lứa tuổi mới lớn với những thay đổi về tâm sinh lý, suy nghĩ có phần ngông cuồng, thiếu kiểm soát bản thân. Một thế hệ mới bước vào đời, còn non nớt với những va vấp. Nhưng lứa tuổi này đang thiếu vắng người lắng nghe chúng, định hướng và dẫn dắt chúng qua những khó khăn trong học hành, trong tình cảm, trong gia đình, trong trong đạo đức, trong sự nghiệp.

BBC đã thực hiện một cuộc khảo sát với 55.000 người trên thế giới và 4/10 người trẻ từ 16-24 tuổi khá cô đơn. Họ miêu tả bản thân mình bằng những từ ngữ: không được cảm thông, hay buồn, sợ bị bỏ lỡ, không có người để chia sẻ, cảm thấy bị tách biệt.

Sống giữa xã hội hiện đại, thế nhưng những thanh thiếu niên lại bị thiếu đi sự cảm thông, không có người để chia sẻ,… Vòng xoáy bận rộn của nhịp sống đã cuốn lấy chúng ta và rồi vô tình lại quên đi một thế hệ cũng đang phải rơi vào vòng xoáy cuộc đời nhưng không thể tìm được lối thoát.

Qua các cổng thông tin đại chúng, chúng ta đau lòng khi đọc hay xem dòng tin về một người trẻ tự tử vì áp lực gia đình. Một video clip đăng tải việc một cậu bé thiếu niên ở Trung Quốc tự tử vì những mâu thuẫn với mẹ. Chúng ta không biết họ đã nói gì với nhau, nhưng cậu thiếu niên này đã mở cửa xe ô tô và nhảy ngay xuống sông, kết thúc cuộc đời của mình ở tuổi 17. Người mẹ lúc đó cũng chạy theo, nhưng rồi ta thấy được là những cái đấm tay xuống đường, khóc lóc. Người lớn đã từng là một thanh thiếu niên, nhưng một thanh thiếu niên chưa từng là người lớn.

Tháng 3 trong năm, có sự kiện tiến sĩ Park Ork Soo, một diễn giả và chuyên gia sáng lập Hội Liên Hiệp Thanh Niên Quốc tế (IYF) đến thăm Việt Nam. Ông Park Ork Soo chia sẻ về câu chuyện của một người mẹ đơn thân, chủ của một chuỗi cửa hàng phát đạt đến cầu xin ông giúp đỡ cho cậu con trai của bà thoát khỏi ma túy. Bà là một người mẹ rất yêu thương con trai mình, chăm lo cho cậu những điều tốt nhất. Người mẹ này nghĩ rằng làm vậy sẽ khiến cho con bà trở nên xuất sắc. Nhưng không, con bà đã trở nên nghiện ma túy, còn thì bà không thể nắm bắt được thế giới nội tâm của con mình.

Ảnh minh họa trên mekhonghoanhao.com

Ngày nay, việc thanh thiếu niên nghiện chơi game, xem quán internet là nhà không còn quá xa lạ. Thế nhưng, mỗi khi nghe báo đài đưa tin những tình trạng này, chúng ta có đặt câu hỏi “tại sao?”. Tại sao chúng lại xem quán internet là nhà trong khi tất cả đều có nhà để về? Tại sao chúng lại thích đối diện, hòa mình vào thế giới ảo trong game hơn là trò chuyện với ba mẹ, người thân? Phải chăng gia đình không mang lại được những điều chúng cần? Không phải tiền bạc, vật chất,… nhưng là tấm lòng bên trong của các em mà những người làm cha mẹ chưa hiểu. Chúng sử dụng ma túy để tăng thêm sự hưng phấn khi chơi game, dễ hòa mình vào nhân vật ảo. Khi đã lún quá sâu, để có tiền thỏa mãn nhu cầu của mình, chúng lại vi phạm pháp luật và điều đáng nói là tội phạm ngày càng trẻ hóa, thậm chí chưa đến tuổi vị thành niên.

Những ngày nay, các tin tức truyền thông đưa tin về vụ án một tài xế grabbike bị sát hại khi chỉ mới 18 tuổi. Hai nghi phạm còn khá trẻ, một người 19 tuổi, không nghề nghiệp ổn định và người còn lại là 24 tuổi, đã có tiền án về tội mua bán người. Chúng đã dùng dao găm đâm nạn nhân và lấy đi chiếc xe máy. Điều chúng ta đau xót chính là cậu sinh viên, tài xế grabbike chỉ mới nhập học được một tháng, vì đồng tiền kiếm thêm mà đã mãi dừng lại ở tuối 18.

Bạo lực học đường và tại sao các em học sinh lại thích đánh nhau chỉ vì những chuyện rất nhỏ. Vào độ tuổi này, tâm sinh lý các em thay đổi là điều tất yếu và các em cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi của người thân trong gia đình từ nhỏ. Giả sử, nếu cha mẹ các em hay cãi vã, to tiếng với nhau thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các em. Gia đình thiếu sự quan tâm, các em giao lưu với bạn bè xấu thì làm hư thói nết tốt. Đánh nhau là hành động để các em được thỏa mãn một phần hay điều gì đó ẩn sâu trong chính tâm hồn bị tổn thương bởi gia đình hay yếu tố bên ngoài. Nhưng, liệu những hành vi đó có giúp các em được thỏa mãn?

Nhiều bạn trẻ yêu thích dùng mạng xã hội và chờ đợi những lượt thích từ thông tin mình đăng tải hoặc thậm chí là lướt facebook cách vô định. Thế giới trong điện thoại có gì khiến nhiều bạn trẻ bị thu hút và quên rằng ta đang sống ở một đời thật?

Tại sao thanh thiếu niên ngày nay lại dễ dàng bị nghiện vào thế giới ảo? Trong đó có gì thu hút khiến các em phải tìm kiếm, rồi nhận lại được gì? Nhiều thanh thiếu niên đã dừng lại ở tuổi đời rất trẻ. Các em rơi vào nạn ma túy,… Thanh thiếu niên đang tìm kiếm điều gì? Các em đang tìm để khỏa lấp điều gì? Các bậc phụ huynh có đang hiểu về điều gì đang trống vắng bên trong các em?


bởi Nguyễn Trường

FOMO, “Nỗi sợ bỏ lỡ” – làm sao đối phó?

“Nỗi sợ bỏ lỡ” nói đến cảm giác rằng người khác đang có nhiều niềm vui hơn, sống cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc trải nghiệm những điều tốt hơn mình. Cảm giác ghen tị sâu sắc ảnh hưởng đến lòng tự trọng. 

Ảnh bởi Aaron Blanco trên Unsplash

“Nỗi sợ bỏ lỡ” (FOMO) là một hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ra căng thẳng nghiêm trọng trong cuộc sống. Nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng một số người sẽ có nguy cơ cao hơn. Dưới đây là những gì bạn nên biết về lịch sử của FOMO, các nghiên cứu, cách nhận ra FOMO và cách quản lý FOMO để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống bạn.

Nó là gì?

“Nỗi sợ bỏ lỡ” nói đến cảm giác rằng người khác đang có nhiều niềm vui hơn, sống cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc trải nghiệm những điều tốt hơn mình. Cảm giác ghen tị sâu sắc ảnh hưởng đến lòng tự trọng. Thường sẽ trầm trọng thêm khi lún sâu vào các trang mạng xã hội như Instagram và Facebook.

FOMO không chỉ là cảm giác rằng có thể vẫn còn những điều tốt hơn mà mình có thể trải nghiệm ngay bây giờ, mà còn là cảm giác mình đang bỏ lỡ điều gì đó quan trọng mà những người khác đang được trải qua ngay lúc này.

Đó có thể là bất cứ điều gì, từ một bữa tiệc tối thứ Sáu đến việc được thăng chức, nhưng luôn là cảm giác bất lực sợ rằng mình đang bỏ lỡ điều gì đó lớn lao.

Lịch sử

“Nỗi sợ bỏ lỡ” được các nhà nghiên cứu mô tả là “cảm giác khó chịu và đôi khi ngốn hết sức lực của bạn – sợ rằng bạn đã bỏ lỡ thứ gì đó – rằng những người xung quanh bạn đang làm, biết, sở hữu thứ gì đó tốt hơn bạn.”

Có lẽ FOMO đã tồn tại trong nhiều thế kỷ (có bằng chứng về FOMO trong các văn bản cổ đại), nhưng chỉ mới được khoa học nghiên cứu trong vài thập kỷ qua (nhà chiến lược tiếp thị-Tiến sĩ Dan Herman năm 1996). Tuy nhiên, kể từ khi mạng xã hội (MXH) ra đời, FOMO đã phát triển rõ ràng hơn và được nghiên cứu nhiều hơn.

MXH đã khiến hiện tượng FOMO hoành hành dữ dội hơn theo nhiều cách. Vì nó đặt bạn vào tình huống phải so sánh cuộc sống bình thường của mình với những sự kiện nổi bật trong cuộc sống của người khác. Cho nên bạn cảm thấy mình quá đỗi “tầm thường”dường như đang sống quá thất bại so với những người xung quanh. Bạn có thể dễ dàng thấy hình ảnh bạn bè mình đang tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ mà không có mình – điều mà mọi người không dễ làm được trong các thế hệ trước.

MXH tạo ra nền tảng để khoe khoang; đôi khi đó là nơi mà mọi thứ, mọi sự kiện và thậm chí cả hạnh phúc đều bị đem ra để cạnh tranh. Mọi người đang mang tất cả những hình ảnh, trải nghiệm tuyệt nhất của họ ra để cạnh tranh, nên chắc rằng bạn sẽ cảm thấy mình thật thiếu thốn và nghèo nàn.

Nghiên cứu

Khi nhiều nghiên cứu về FOMO được tiến hành, chúng ta có được bức tranh rõ ràng hơn về hậu quả và cách nó ảnh hưởng chúng ta. FOMO gây ra nhiều tác động tiêu cực, và phổ biến hơn bạn tưởng:

  • MXH cả nguyên nhân và kết quả của FOMO.

Không có gì đáng ngạc nhiên, thanh thiếu niên sử dụng MXH quá nhiều sẽ mắc phải FOMO. Tuy nhiên, điều thú vị là FOMO sẽ càng khiến bạn lún sâu vào MXH hơn nữa. Những cô gái trải qua trầm cảm có xu hướng sử dụng MXH nhiều hơn. Mặt khác, các chàng trai nhận thấy sự lo lắng là tác nhân khiến họ sử dụng MXH càng nhiều hơn. Điều này cho thấy việc sử dụng MXH ngày càng tăng có thể dẫn đến tăng tỷ lệ căng thẳng do FOMO gây ra.

  • FOMO do sử dụng MXH diễn ra bất kể tuổi tác và giới tính.

FOMO có thể xảy ra ở tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Nghiên cứu trong Tâm thần học cho thấy FOMO liên quan mật thiết với việc lạm dụng điện thoại thông minh và MXH, bất kể tuổi tác hoặc giới tính. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng cả việc sử dụng MXH và điện thoại thông minh đều dẫn đến nguy cơ mắc chứng FOMO nghiêm trọng hơn. Việc sử dụng điện thoại thông minh dẫn đến nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực, và thậm chí là tích cực, cũng như tác động tiêu cực đến tâm trạng.

  • FOMO xảy ra do không hài lòng về cuộc sống.

Một bài báo khoa học về Máy tính và Hành vi Con người đã tìm thấy một số xu hướng liên quan đến FOMO. FOMO liên quan đến cảm giác không được đáp ứng đủ nhu cầu cũng như không hài lòng về cuộc sống. FOMO liên quan mật thiết với cường độ tham gia MXH cao. Dường như FOMO có liên quan đến cả hai cảm giác: cần phải tham gia MXH và cần phải tăng cường mức độ tham gia. Điều này có nghĩa là FOMO và thói quen sống với MXH đã góp phần vào một chu kỳ tự duy trì tiêu cực.

  • FOMO có thể nguy hiểm.

Bên cạnh cảm giác bất hạnh ngày càng gia tăng, FOMO có thể dẫn đến các hành vi không lành mạnh. Ví dụ, FOMO liên quan đến việc mất tập trung khi lái xe, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Giảm thiểu FOMO

Chúng ta có thể hạn chế được FOMO.

Càng lún sâu vào MXH, chúng ta càng cảm thấy tồi tệ về bản thân và cuộc sống mình, chứ không hề tốt hơn. Nhờ đó chúng ta biết rằng những nỗ lực nhằm giảm bớt cảm giác FOMO đôi khi lại khiến nó trầm trọng thêm. Tuy nhiên, hiểu được vấn đề nằm ở đâu sẽ là bước đầu tiên để khắc phục nó. Các bước sau đây sẽ giúp bạn:

1. Thay đổi sự chú ý của bạn. Thay vì tập trung vào những gì bạn thiếu, hãy thử chú ý những gì bạn đang có. Điều này nói dễ hơn làm, vì trên MXH đầy dẫy hình ảnh của những thứ chúng ta không có, nhưng chúng ta sẽ làm được. Hãy theo dõi những người tích cực; bỏ qua những người có xu hướng khoe khoang quá nhiều hoặc người không ủng hộ bạn. Hãy lọc lại trang MXH của bạn, để giảm bớt những thứ có thể “kích hoạt” FOMO và có được nhiều hơn những gì khiến bạn cảm thấy tích cực về bản thân. Xác định những thứ có thể làm hỏng niềm vui của bạn trên MXH. Hãy hành động để giảm thiểu những thứ này, đồng thời thêm vào newsfeed (và cuộc sống thật) những điều khiến bạn hạnh phúc.

2. Hãy sắm một quyển nhật ký. Thông thường bạn sẽ đăng bài trên MXH để lưu lại những điều thú vị mình đã làm. Tuy nhiên, bạn rất dễ sẽ quá để tâm đến việc mọi người có quan tâm đến những trải nghiệm của bạn hay không. Trong trường hợp đó, hãy lưu giữ những bức ảnh trong một quyển lưu bút cá nhân, viết về những kỷ niệm đẹp nhất, có thể trực tuyến hoặc trên giấy, nhưng hoàn toàn riêng tư. Điều này sẽ giúp bạn ngừng tập trung tìm kiếm sự công nhận của người khác, thay vào đó có thể tự mình tận hưởng những điều làm cho cuộc sống trở nên tuyệt vời. Sự thay đổi này đôi khi có thể giúp bạn thoát khỏi vòng xoáy MXH FOMO.

3. Tìm kiếm những kết nối thật. Bạn có xu hướng tìm kiếm sự kết nối cộng đồng khi cảm thấy chán nản hoặc lo lắng, và điều này hoàn toàn lành mạnh. Cảm giác cô đơn hoặc bị bỏ rơi là cách bộ não nói với chúng ta rằng cần tìm kiếm nhiều kết nối hơn với người khác và tăng cảm giác thân quen. Thật không may, tham gia MXH không phải lúc nào cũng là cách để làm điều này, bạn có thể đang đi từ một tình huống xấu đến một tình huống thậm chí còn tồi tệ hơn.

Thay vì cố gắng kết nối nhiều hơn với mọi người trên MXH, tại sao không sắp xếp buổi gặp gỡ trực tiếp với ai đó? Lập kế hoạch đi chơi với bạn bè hoặc tham gia hoạt động xã hội sẽ là một sự thay đổi tốt đẹp và giúp bạn rũ bỏ cảm giác mình đang bỏ lỡ điều gì đó. Bạn sẽ là người chủ động hành động. Nếu bạn không có thời gian lên kế hoạch đi chơi, thì chỉ một tin nhắn trực tiếp cho bạn bè cũng có thể thúc đẩy tình bạn thân thiết hơn so với việc đăng bài và hy vọng nhiều bạn bè sẽ nhấn “like”.

4. Hãy biết ơn. Các nghiên cứu cho thấy tham gia các hoạt động nâng cao lòng biết ơn như viết nhật ký biết ơn, hoặc chỉ đơn giản là nói với người khác những điểm bạn đánh giá cao về họ sẽ phấn hưng tinh thần của chính bạn cũng như mọi người xung quanh. Sẽ khó mà cảm thấy như thể bạn đang thiếu những thứ bạn cần trong cuộc sống, khi tập trung vào nhiều điều phong phú bạn đang sở hữu. Và việc giúp người khác cảm thấy vui vẻ cũng sẽ làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn.

Đây chính là những gì bạn cần để giảm bớt cảm giác chán nản hoặc lo lắng. Bạn sẽ không bị cám dỗ lọt hố MXH FOMO khi nhận ra mình đang sở hữu bao nhiêu. Bạn sẽ thấy rằng mình đã có những gì mình cần trong cuộc sống và những người khác cũng vậy. Điều này thật tuyệt vời cho sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn.

Lời kết

Mặc dù FOMO có liên quan mật thiết với việc sử dụng MXH, nhưng điều quan trọng cần nhớ là: đó là một cảm giác rất thực tế và phổ biến ở mọi người, mọi lứa tuổi. Mọi người đều chịu một mức độ FOMO nhất định tại các thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy mình đang phải chịu đựng FOMO, hãy liên lạc với bạn bè hoặc dành thời gian để suy ngẫm về những điều bạn biết ơn trong cuộc sống. Các hoạt động ấy mang đến một viễn cảnh nơi chúng ta cảm thấy thân thuộc, bình yên hơn và giải phóng “nỗi sợ bỏ lỡ” bất cứ điều gì.

Nguồn: verywellmind.com
Hồng Nhạn dịch